The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sắm Tết
10/02/2018 - Lượt xem: 6832
Chỉ còn 1 tuần nữa là sang năm mới Mậu Tuất 2018, vậy mà nhà tôi vẫn chưa chuẩn bị gì cho Tết cổ truyền. Nóng ruột, tôi nhắc khéo bà xã, thế nhưng cô ấy tỉnh như sáo, chẳng vội vàng gì: Chi mà anh lo, để 29, 30 nghỉ làm rồi đi mua sắm cũng chẳng muộn!

Ừ mà kể cô ấy nói cũng đúng thật. Thì Tết những năm trước, chẳng phải đến khi nghỉ làm vợ chồng tôi mới đi mua là gì. Chúng tôi đều là viên chức nhà nước nên ngày thường khá tất bật. Sáng dậy lo dọn dẹp nhà cửa, ăn điểm tâm xong là mỗi người lên xe một hướng, trưa về vội vội vàng vàng chuẩn bị cơm nước, chỉ có buổi tối là rảnh rang một chút. Ngày thường đã vậy, ngày giáp Tết công việc cơ quan còn bận rộn hơn, rồi còn tân gia, tất niên nhà bạn bè, cúng xóm… cũng chiếm thời gian không ít.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những ngày này, tôi không khỏi nhớ đến không khí nô nức chuẩn bị Tết thời thơ ấu ở quê nhà. Năm nào cũng thế, nhà tôi hùn với hàng xóm 1 con heo độ 60-70 kg. Đến 29, 30 Tết, hàng xóm mới mổ chia cho hai nhà. Chừng ấy thịt, nào làm chả giò lụa, tré (món ăn ở vùng quê Bình Định), chả thủ, còn thì để dành nấu cúng mấy ngày Tết.

Riêng khoản bánh, mứt thì khâu chuẩn bị cầu kỳ hơn nhiều. Từ cuối tháng mười một, đầu tháng Chạp, bà nội tôi đã soạn sẵn giấy bóng đủ màu để gói bánh khô, phơi bột, gạo nếp và rửa khuôn các loại bánh phổ biến trong vùng như: bánh thuẫn, bánh giấy, bánh in, bánh bảy lửa… Khoảng giữa tháng Chạp, bà sai tôi ra vườn nhổ gừng. Do mọc trên đất pha cát nên gừng rất dễ nhổ, cứ nắm lấy cả bụi nhổ lên là những củ gừng mập mạp, to hơn bàn tay lộ ra. Bà rửa sạch rồi sai anh em tôi dùng những cây xăm (hình tròn, một đầu to gắn những cây kim nhọn) xăm gừng nguyên củ và bí đao. Xăm đều cho đến khi hai mặt gừng và bí đao mềm ra thì có thể làm rim, mứt được. Má tôi lấy chiếc chảo đồng đặt trên lò than hồng, cho bí vào rồi thêm đường trắng. Để lửa riu riu, rim cho đến khi đường ngấm vào từng lỗ nhỏ xăm kim, miếng bí cứng lại, dưới chảo chỉ còn chút đường quánh thì xong. Lại đến mứt gừng, má cũng làm y như thế…

Xong rim, mứt đến khoản bánh. Bột nếp sau khi qua chế biến đã chín được đựng sẵn trên mâm sạch, phần nhân gồm mè rang giã nhỏ (có thể thêm đậu xanh). Quê tôi ngày ấy thường dùng khuôn bánh in bằng đồng, hình tròn, nắp khuôn in hình chữ thọ, không dùng loại khuôn gỗ bên trên có hình bông mai, bông sen. Bột bánh cho vào nửa khuôn thì cho nhân vào rồi tiếp tục thêm bột, sau đó dùng nắp khuôn đậy lên rồi vận sức ấn chặt, vậy là xong. Những chiếc bánh in tròn đều nhau trông thật đẹp, một màu trắng phau, tỏa hương thơm, để được rất lâu. Và cũng cùng một loại nguyên liệu đó nhưng in trong khuôn hình chữ nhật và sau đó dùng giấy bóng màu gói lại hình nơ, hình cánh bướm thì gọi là bánh giấy.

Chuẩn bị xong bánh khô và rim mứt, đến ngày 30 Tết nhà tôi mới nấu bánh tét, bánh chưng (Bình Định quê tôi dùng bánh tét nhiều hơn bánh chưng). Lá chuối vườn nhà đã rọc sẵn, phơi nắng cho dẻo. Tre bánh tẻ cũng đã được hạ xuống chẻ lạt. Những gộc tre khô để dành từ lâu để nấu nồi bánh to. Suốt buổi sáng, má tôi ngồi gói bánh, đến quá trưa thì xong. Lớp dưới đặt bánh tét, lớp trên bánh chưng, bánh tét tro, đun đến nửa đêm thì vớt ra cúng Giao thừa.

Kể vòng vo như vậy để nói rằng, tất cả các loại bánh mứt Tết ngày ấy hầu như nhà ai cũng tự làm lấy. Bây giờ thì khác hẳn, thứ gì cũng có sẵn, chỉ loáng là mua xong tất, từ mứt cho đến bánh chưng, bánh tét, thịt kho, thịt quay... Thậm chí, không ít người còn rao bán trên facebook rằng của nhà làm, giao hàng tận nơi, giá rẻ. Thế nhưng, hàng thực phẩm ngày Tết thì chẳng biết đâu mà lần, nhất là hàng giả (dù có nhãn mác hẳn hoi), hàng kém phẩm chất, hàng trộn hóa chất, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tốt nhất vẫn là vào mua hàng trong siêu thị!

Dẫu biết cơ chế thị trường mang lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng, nhất là trong việc mua sắm Tết song chẳng hiểu sao tôi vẫn vương vấn không khí những ngày trước Tết như xưa. Có lẽ là ý nghĩa của công việc này khi chúng ta thành tâm chuẩn bị mọi thứ cho cái Tết của gia đình, gắn kết mọi người lại với nhau…

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG