The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phú Thiện: Thực hiện tốt việc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số
17/12/2018 - Lượt xem: 2961
Phú Thiện là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai. Toàn huyện có 09 xã, 01 thị trấn, 109 thôn, làng (trong đó có 90 làng đồng bào dân tộc thiểu số) và 21 tổ dân phố. Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, huyện Phú Thiện đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trên cơ sở những nhiệm vụ của Chỉ thị số 12-CT/TU, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và nhận thức của cán bộ, đảng viên, của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng làng nông thôn mới. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo các xã rà soát, lựa chọn đăng ký làng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020; xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Năm 2017 - 2018, theo Đề án phát triển kinh tế 04 làng Đồn, xã Chư A Thai đã thực hiện cơ bản tại hai làng Pông và làng Hek. Đến nay, đời sống của bà con nhân dân nới đây cơ bản ổn định. Trong năm 2018, toàn huyện tập trung cho việc tổ chức sắp xếp, quy hoạch và di dời làng Hek theo Đề án phát triển kinh tế xã hội 04 làng Đồn xã Chư A Thai đồng thời vận động 13 hộ tại núi Cheng Leng về định cư tại làng Hek. Nhà ở của các hộ dân được tu sửa, đất vườn được phân lô rộng 600m2/một hộ, đảm bảo các hộ đều có đất vườn và nơi bố trí chuồng trại, hàng rào ngăn cách bằng lưới B40, nhà vệ sinh đã dần được người dân có ý thức xây dựng, chuồng trại vật nuôi được di dời ra khỏi gầm sàn, cảnh quan môi trường đảm bảo sạch sẽ.

Đối với làng Pông: Đã tổ chức quy hoạch thành 12 khu, 140 lô đất (600m2/1 lô) với 105 hộ được cấp đất, đất còn lại là đất dự phòng. Di dời, sắp xếp 62 nhà chính, 11 nhà phụ, di dời 01 nhà Rông truyền thống theo quy hoạch; vận động di dời chuồng trại 74/74 hộ, hướng dẫn bà con làm 100 vườn rau. Hiện đã có 02 nhà Rông (01 nhà Rông truyền thống, 01 nhà Rông văn hóa); hệ thống đường điện được cải tạo nâng cấp, các tuyến đường chính đã được bê tông hóa, hệ thống nước sinh hoạt được đầu tư bài bản và đến từng hộ dân.

Đối với làng Hek: Đã tổ chức quy hoạch thành 7 khu, 130 lô đất (600m2/1 lô) với 102 hộ được cấp đất, đất còn lại là đất dự phòng. Di dời sắp xếp 64 hộ với 74 nhà, tiến hành cấp tôn cho 71 hộ; vận động làm 57 chuồng bò, 54 vườn rau, cấp 324 cây gỗ để làm dàn bầu, mướp cho  81 hộ dân, hướng dẫn và cấp 648 cây ăn quả các loại.

Bên cạnh đó, xã Ia A Ke và xã Ia Piar là 02 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2018. Xã Ia A Ke đã chọn làng Glung B để xây dựng làng nông thôn mới. Làng Glung B có dân số là 146 hộ, 646 nhân khẩu, có 06 hộ nghèo. Năm 2018, đã có 81 hộ rào vườn, trồng 32 vườn rau, làm 73 nhà vệ sinh, di dời 65 chuồng trại (đạt 100%); hệ thống đường giao thông nông thôn được duy tu, sữa chữa nâng cấp, điện chiếu sáng được lắp ở các trục đường chính, hệ thống nước sinh hoạt của làng đảm bảo hợp vệ sinh. Còn đối với xã Ia Piar đã chọn 02 làng nông thôn mới là làng Rbai A và Rbai B với dân số là 341 hộ, 1788 khẩu, hộ nghèo là 34 hộ. Năm 2018, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn vận động 19 hộ trồng rau, xây dựng nhà tắm 07 hộ, nhà vệ sinh 03. Đến nay, 02 làng đã có nhà vệ sinh, 220 hộ có nhà tắm; 100% con đường được lắp điện chiếu sáng, đang hoàn thành việc xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Nhìn chung, việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU đã từng bước làm thay đổi nhận thức của đa số người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, đã chuyển sang sự chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới và thực sự tạo thành phong trào sâu rộng trên địa bàn huyện, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều xã đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Hệ thống hạ tầng nông thôn ở một số làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ; sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Phạm Hòa

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG