The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phú Thiện: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số
13/10/2020 - Lượt xem: 1476
Huyện Phú Thiện là một huyện thuần nông, điều kiện kinh tế còn có nhiều nhiều khó khăn, nhất là đối với các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, toàn huyện có 56 thôn làng ĐBDTTS/68 thôn làng/9 xã; có 26 thôn làng đặc biệt khó khăn.

Trước khi triển khai Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13/2/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số thì tình hình về đời sống vật chất, tinh thần của các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là có khoảng cách chênh lệch giữa các thôn làng ĐBTTTS với các khu trung tâm trên địa bàn.

Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 12, Huyện Phú Thiện đã tổ chức quán triệt một cách nghiêm túc, sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, Huyện ủy đã có Nghị quyết và Chương trình hành động, phân công các đồng chí UVBTV Huyện ủy phụ trách từng địa bàn, thành lập Tổ công tác do 01 đồng chí Phó Bí thư thường trực Huyện ủy làm tổ trưởng để trực tiếp chỉ đạo đối với nhiệm vụ này; UBND huyện đã ban hành Đề án cho từng giai đoạn và có kế hoạch triển khai hàng năm, theo đó các cơ quan, ban nghành đoàn thể từ huyện đến xã đã xác định các nhiệm vụ và phối hợp thực hiện.

Qua 2 năm thực hiện, về kết quả xây dựng đối với làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS tính đến cuối năm 2020 ước đạt là 13 làng, cơ bản các tiêu chí làng NTM trong đồng bào DTTS của toàn huyện đã đạt được 13/19 tiêu chí cụ thể như: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, tổ chức sản xuất, lao động có việc làm, văn hóa, y tế và Quốc phòng và an ninh. Ngoài ra các tiêu chí về tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%; tỷ lệ hộ có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 70%, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đạt 69%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện cuối năm 2019 là 8,58%, thu nhập bình quân chung là 32,9 triệu đồng/người/năm tăng 1,79 lần so với cuối năm 2017.

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân đã được huyện đặc biệt quan tâm chú trọng chỉ đạo, bám sát vào nhiệm vụ chính trị và những yêu cầu đặt ra để tuyên truyền sinh động, phù hợp, trong đó Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến thôn làng đóng vai trò chủ đạo tổ chức triển khai, điển hình là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với Chỉ thị 12, với trên 300 buổi tuyên truyền, với trên 96.000 lượt người tham gia; với 382 phóng sự, tin bài giúp cho công tác tuyên truyền vận động nhân dân như hiến đất, sắp xếp lại nhà cửa, làm nhà vệ sinh, di dời chuồng trại, làm vườn rau, vệ sinh môi trường và phát triển các mô hình kinh tế trên địa bàn đạt kết quả tích cực.

Kết quả huy động các nguồn lực tham gia vào xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS trong hơn 2 năm: Tổng kinh phí đã huy động là 1.282.800 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 186.095,49 triệu đồng, vốn doanh nghiệp, tín dụng là 1.086.412,43 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp tham gia là 10.292,47 triệu đồng; kết quả huy động ngày công được trên 168.035, trong đó huy động các đơn vị lực lượng vũ trang là trên 8.000 ngày công để sắp xếp lại nhà cửa, tu sửa nâng cấp các tuyến đường giao thông, làm nhà văn hóa, xây dựng các công trình phụ trợ như nhà tắm, nhà tiêu, hàng rào, chuồng trại. Đã vận động nhân dân hiến đất thổ cư, đất nông nghiệp với tổng 80.595 m2 đất để san sẻ cho các hộ làm nhà ở, làm đường giao thông và xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn thôn.

Đoàn công tác của tỉnh thăm làng Plei Trớ, huyện Phú Thiện. Ảnh: P.T

Qua triển khai thực hiện Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 100% tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở các làng đồng bào DTTS được kiện toàn đầy đủ về mặt tổ chức; chất lượng, hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt so với trước năm 2017. Các cấp ủy, chi bộ đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở thôn; làm tốt công tác quản lý đảng viên; phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng đảng viên. Công tác tạo nguồn phát triển đảng viên được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Từ năm 2017 đến nay đã kết được 121 đảng viên mới trong làng đồng bào DTTS, tỷ lệ bình quân đạt 12%/năm. Kết quả xếp loại đảng viên hàng năm từ năm 2017  đến năm 2019 đều đạt tỷ lệ trên 75% hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật. Kết quả xếp loại chi bộ hàng năm đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” là 90%, tăng 30% so với trước năm 2017. Ban nhân dân thôn, ban mặt trận và các tổ chức đoàn thể của thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc di dời, sắp xếp lại khu dân cư; tích cực thực hiện tốt công tác văn hóa xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; Đội ngũ cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu tuyên truyền, vận động gia đình và bà con trong thôn tích cực sản xuất, phát triển kinh tế, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. … nhờ đó, đời sống và thu nhập của người dân trong thôn ngày càng được nâng lên.

Đến nay, kết quả triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có thể nói đây là một chủ trương hết sức nhân văn và đã được sự đồng tình hưởng ứng cao của người dân, qua đó làm cho đời sống, thu nhập của người dân đã từng bước được nâng lên, bộ mặt thôn làng ngày càng khang trang, xanh, sạch đẹp, từng bước thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa các thôn vùng sâu, vùng xa với khu trung tâm, góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn.

Bên cạnh kết quả đạt được thì công tác xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn như tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, thu nhập đạt thấp; người dân vẫn còn thiếu đất, thiếu kiến thức về phát triển kinh tế; việc huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn còn có những khó khăn; một bộ phận người dân vẫn còn tâm lí chông chờ ỷ lại vào nhà nước.

Từ những kết quả đã đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế nêu trên, huyện Phú Thiện đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, xây dựng nông thôn mới phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị, trong đó phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ VN và các tổ chức đoàn thể là hết sức quan trọng. Nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo, sự điều hành và công tác phối hợp tốt thì nơi đó người dân tham gia hưởng ứng và kết quả thực hiện nhiệm vụ sẽ tốt hơn

Hai là, để thực hiện thành công xây dựng làng nông thôn mới, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân phải được đặt lên hàng đầu, làm sao để người dân chủ động, tích cực tham gia. Phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; chú trọng đến công tác đối thoại với nhân dân làm cho nhân dân nắm bắt và hiểu rõ các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, nghĩa vụ, quyền lợi để từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Ba là, xác định người dân là chủ thể, người trực tiếp làm, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện và được hưởng lợi kết quả, phải lấy ý kiến người dân một cách nghiêm túc, từ khâu xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạng mực đầu tư, tạo sự đồng thuận, tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệp, công sức vật chất của người dân. Việc huy động sự đóng góp phải do chính nhân dân địa phương đó bàn bạc, dân chủ, tự nguyện đóng góp và tổ chức thực hiện, tránh sự bàn bạc thiếu dân chủ dẫn đến việc huy động vượt quá sức đóng góp của nhân dân.

Bốn là, có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách. Cần có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp. Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân.

Năm là, đẩy mạnh phong trào thi đua trong các tầng lớp nhân dân,“Phú Thiện chung sức xây dựng nông thôn mới”, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tổ chức phong trào nhằm huy động đông đảo các phòng, ban, đơn vị, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; định kỳ tiến hành sơ kết để rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt để nêu gương học tập và nhân ra diện rộng.

Phương Thanh

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG