The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phát triển công nghệ thông tin để thực hiện ba khâu đột phá chiến lược
20/07/2019 - Lượt xem: 1596
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tích cực.

Nhiều địa phương, ngành, đơn vị đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp…, xem đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, khâu đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công tốt nhất đối với người dân và doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai đồng bộ trong toàn tỉnh, kết nối, liên thông văn bản 4 cấp “Trung ương - tỉnh - huyện - xã” từ năm 2016 và kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia, đến nay đã thực hiện gửi, nhận hơn 1,6 triệu văn bản điện tử. Hệ thống được tích hợp ứng dụng chữ ký số để ký văn bản điện tử đã triển khai tới cấp xã.

Hệ thống một cửa điện tử liên thông được triển khai tới cấp xã (181/222 xã, phường, thị trấn), theo kế hoạch, đến tháng 6 năm 2019 sẽ có 100% cấp xã triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông được kết nối đồng bộ trong cả tỉnh; đồng thời, kết nối với Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ http://dichvucong.gialai.gov.vn để thực hiện việc gửi, nhận hồ sơ trực tuyến cho công dân, doanh nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.492 thủ tục hành chính, tất cả đều được cung cấp ở mức độ 2, trong đó có 329 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 127 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được tích hợp tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; tỷ lệ hồ sơ được xử lý mức độ 3 đạt 77,3%; mức độ 4 đạt 55,72%. Tỉnh đang tiến hành xây dựng, cung cấp thí điểm một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thông qua các ứng dụng trên các thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh…) và tích hợp trên ứng dụng zalo để tạo thuận tiện cho công dân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính.

Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được xây dựng đưa vào hoạt động năm 2009, hiện có hơn 50 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh đăng ký sử dụng; hơn 9.000 cán bộ, công chức, viên chức được tạo lập và cấp hộp thư điện tử công vụ. Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử cho công việc đạt tỷ lệ hơn 70%; nhiều tài liệu, như: Dự thảo văn bản, tài liệu phục vụ cuộc họp, hội nghị, công văn, giấy mời họp... đã được các cơ quan, đơn vị gửi qua hệ thống thư điện tử công vụ, góp phần rút ngắn thời gian, giảm chi phí văn phòng phẩm, bưu điện… Công tác quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ được quy định cụ thể tại Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Gia Lai, làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã được đầu tư năm 2011 để họp trực tuyến từ tỉnh đến cấp huyện, trong năm 2019 tỉnh sẽ nâng cấp hệ thống và triển khai tới cấp xã. Ngoài ra, một số hệ thống cơ sở dữ liệu khác cũng được quan tâm triển khai thực hiện, như: Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền thông tin địa lý GIS phục vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; hệ thống quản lý tài sản công; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức; phần mềm quản lý kế toán tài chính được 100% các cơ quan, đơn vị nhà nước sử dụng; phần mềm quản lý giao việc; hệ thống mạng WAN được xây dựng trên mạng truyền số liệu chuyên dùng để tăng cường an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh...

Việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và đạt kết quả quan trọng bước đầu, làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đến.

Tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin  trong lĩnh vực y tế, như: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Đầu tư phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS), đến nay, tuyến tỉnh có 6/6 bệnh viện được trang bị HIS (đạt 100%), tuyến huyện có 17/17 trung tâm y tế được trang bị HIS (đạt 100%), tuyến xã có 21/222 trạm y tế xã được trang bị HIS… Ngành y tế triển khai ứng dụng phần mềm chuyên ngành dùng chung, như: Phần mềm hệ thống quản lý quốc gia về đăng ký, cấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; phần mềm hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử đến Bộ Y tế…

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là trong các trường phổ thông, tạo môi trường giáo dục mang tính tương tác cao; thực hiện, sử dụng đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục, sách giáo khoa điện tử… Phần lớn các trường học đều được trang bị phòng máy vi tính, phòng đa năng, nối mạng internet và một số thiết bị khác, đáp ứng công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh.

Các cổng thông tin điện tử của tỉnh (Tỉnh ủy Gia Lai: http://tinhuygialai.org.vn; Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai: http://dbnd.gialai.gov.vn; Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: http://gialai.gov.vn...) được nâng cấp, cập nhật và sử dụng hiệu quả, đây là kênh thông tin chính thống, cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời, được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao mức độ cung cấp thông tin. Hiện có 17/17 huyện, thị xã, thành phố, hơn 20 đơn vị cấp sở, ban, ngành của tỉnh có trang thông tin điện tử, cung cấp tương đối đầy đủ thông tin theo quy định của Trung ương. Các trang thông tin điện tử đều hoạt động ổn định, duy trì việc đưa tin, bài tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động của tỉnh, huyện, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của địa phương, đơn vị; 100% dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước được cung cấp đầy đủ trên cổng/trang thông tin điện tử của từng cơ quan, đơn vị trực tuyến tối thiểu ở mức độ 2.

Hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe kết nối toàn quốc được triển khai đồng bộ. Trong đó, áp dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đổi giấy phép lái xe; sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực vận tải; áp dụng hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đường bộ theo cơ chế một cửa quốc gia từ ngày 01 tháng 11 năm 2018… góp phần kết nối giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trên lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã ứng dụng các phầm mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng quản lý và điều hành, như: Hệ thống phần mềm thông tin tư liệu Tài nguyên và Môi trường, đã số hóa được 177.705 hồ sơ, tư liệu của 04 đơn vị (trung tâm công nghệ thông tin; các huyện: Krông Pa, Chư Păh, Đức Cơ), góp phần chuyển đổi mô hình quản lý, lưu trữ hồ sơ tư liệu từ tài liệu giấy sang lưu trữ số hóa, nâng cao khả năng quản lý, khai thác hồ sơ. Triển khai hệ thống tiếp nhận, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường (khí thải, nước thải) tự động, qua đó giám sát chặt chẽ các thông số, chỉ số về môi trường tại các địa phương, đơn vị.

Công tác hỗ trợ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp được tỉnh quan tâm triển khai. Nội dung hỗ trợ là các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành công thương. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu chính sách, pháp luật, tạo chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh đã triển khai hệ thống phần mềm đánh giá sự hài lòng của công dân, doanh nghiệp đối với các cơ quan, cán bộ nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính; kết nối với mạng xã hội zalo để cung cấp thông tin cho công dân, doanh nghiệp, phục vụ tra cứu việc xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; triển khai vận hành, khai thác phần mềm thông tin kế hoạch hóa, phục vụ chỉ đạo điều hành trên địa bàn tỉnh; hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp nhằm bảo đảm 100% hồ sơ đăng ký doang nghiệp trên địa bàn tỉnh được cập nhật và lưu trữ trên cơ sở dữ liệu doanh nghiệp. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu các ngành, lĩnh vực dựa trên hệ thống thông tin địa lý GIS, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ở tất cả các địa phương, đơn vị đang được triển khai, dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thành.

Nguyễn Hoàng

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG