The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phát huy vai trò giám sát của dự án
23/09/2016 - Lượt xem: 1845
Hoạt động tư vấn giám sát, đánh giá và quản lý thông tin từ tỉnh xuống huyện, xã và cả người dân cùng tham gia giám sát tại Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã góp phần mang lại hiệu quả cho các hợp phần đang được triển khai tại vùng hưởng lợi. Giám sát vừa phát huy giá trị sử dụng nguồn vốn dự án đầu tư vừa đảm bảo hiệu quả các tiểu dự án sinh kế và các công trình cơ sở hạ tầng.
Tư vấn giám sát đánh giá và quản lý thông tin tại tiểu dự án bắp lai làng Kơpui, xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro. Ảnh. Đ.Y

Để việc giám sát chính xác, hiệu quả, trước khi tiến hành triển khai các nhóm tiểu dự án sinh kế hay khởi công các công trình cơ sở hạ tầng, những thành viên tư vấn giám sát đánh giá và quản lý thông tin ở 5 Ban Quản lý giảm nghèo khu vực Tây Nguyên các huyện: Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Ia Pa và Mang Yang phối hợp với CF, Ban Phát triển xã để đưa ra nội dung sẽ giám sát; đồng thời đề nghị thông tin công khai các hoạt động của từng tiểu dự án, hồ sơ thiết kế dự toán, kỹ thuật công trình, thời gian khởi công và hoàn thành, đơn vị thi công để có cơ sở đối chiếu, kiểm tra.

Chị Nguyễn Thị Xuân Kiều-cán bộ tư vấn giám sát đánh giá và quản lý thông tin Ban Quản lý giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Kông Chro, cho biết: “Để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, tôi thường liên lạc với các Ban Phát triển xã, trưởng và phó nhóm LEG trước khi có kế hoạch giám sát việc gì. Đơn cử như giám sát các nhóm LEG mua vật tư đầu vào, cần ghi nội dung công việc vào sổ ghi chép, ai ghi chép quyển sổ đó. Giám sát về hoạt động quỹ nhóm để các nhóm duy trì kinh phí quay vòng cho chu kỳ sản xuất của nhóm; giám sát quy trình giải ngân, rút vốn của các nhóm…”.

Tại các Ban Phát triển xã thuộc dự án, cán bộ tư vấn giám sát là người do xã được hưởng lợi cử ra để giám sát các hoạt động của dự án. Ông Rah Lan Dyeng-Phó Chủ tịch HĐND xã Ia Ma Rơn, kiêm Trưởng ban giám sát các công trình trên địa bàn xã thuộc Ban Phát triển xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa), cho biết: “Tôi từng tham gia giám sát nhiều hạng mục công trình ở địa phương nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia một công việc hoàn toàn do người dân chủ động từ khâu đề xuất ban đầu đến lập kế hoạch, mua vật tư đầu vào, tham gia đấu thầu, thi công, hoàn vốn và tự giám sát. Với cách triển khai này, nguồn lực của người dân vùng dự án được huy động một cách tối đa; công trình không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn khích lệ tinh thần, huy động sự vào cuộc tích cực của họ. Đơn cử như việc giám sát thi công một số công trình giao thông, nếu nhà thầu sử dụng cát, đá, xi măng, sắt không đúng chủng loại, thiếu hụt so với thiết kế hay đổ vật liệu không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân… thì người giám sát yêu cầu nhà thầu khắc phục ngay. Nhờ vậy, công trình đảm bảo được chất lượng”.

Là tư vấn giám sát đánh giá và quản lý thông tin huyện Kbang, chị Đặng Thị Huyền cho biết: “Việc thu thập thông tin để hỗ trợ công tác lập kế hoạch rất quan trọng. Trong quá trình thu thập thông tin, tôi thường trao đổi trực tiếp từng hộ tham gia dự án có nhu cầu gì, trồng cây gì, nuôi con gì. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của người dân, tôi cùng những cán bộ khác hướng họ trồng những cây gì cho hiệu quả, nhanh thoát nghèo; bà con thấy phù hợp sẽ lựa chọn thực hiện. Việc thu thập thông tin về tổng số thôn, làng, số hộ hưởng lợi, dân số, hộ nghèo để phục vụ cho việc lập kế hoạch hàng năm và giai đoạn 2017-2019 cũng cần giám sát đánh giá một cách chính xác, cụ thể. Nếu giám sát đánh giá sai dẫn đến nhập số liệu quản lý thông tin sai thì báo cáo sai, lập kế hoạch sai và kết quả đạt được của dự án rất thấp.

Xác định vai trò giám sát là quan trọng nên ngay từ ngày đầu triển khai các hợp phần tại 25 xã thuộc 5 huyện dự án triển khai, Ban Quản lý giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai đã rất chú trọng đến công tác này. Ông Nguyễn Do-tư vấn giám sát đánh giá và quản lý thông tin Ban Quản lý giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai, cho biết: “Vai trò của tư vấn giám sát đánh giá và quản lý thông tin là thường xuyên cập nhật những số liệu thông tin, giám sát và đánh giá, giúp cho lãnh đạo Ban Quản lý tỉnh, Ban Điều phối Trung ương, Ngân hàng Thế giới hàng ngày chỉ nhìn vào biểu mẫu là có thể đánh giá dự án đang hoạt động đến đâu, như thế nào. Hơn nữa, nhờ hệ thống Quản lý thông tin (MIS) mà những thành viên tư vấn giám sát đánh giá và quản lý thông tin dễ dàng báo cáo cập nhật công việc”.

Sau hơn 2 năm triển khai các hợp phần, vai trò giám sát đã góp phần tạo nên hiệu quả bước đầu của dự án. Hy vọng, cách làm này sẽ giúp cho vùng hưởng lợi có điều kiện đổi thay, giúp người dân thoát nghèo như mục tiêu đề án đã đề ra.

Đinh Yến

(Theo GLO)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG