The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
21/08/2014 - Lượt xem: 2766
Thắng lợi lịch sử từ cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân đã đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ cuộc đời, làm chủ non sông gấm vóc của mình. Tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám đã, đang và sẽ cổ vũ chúng ta vững bước đi lên!

 

 

 Quang cảnh ngày 19/8/1945 tại Nhà hát lớn Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

Xin được trở lại bối cảnh của Cách mạng Tháng Tám khi ấy, Ðảng ta ra đời mới được 15 năm và mới chỉ có gần năm nghìn đảng viên, nhưng quan trọng là chúng ta đã biết chớp thời cơ, phát động và lãnh đạo thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 13/8/1945, quân Nhật hàng Đồng minh, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng công bố Mệnh lệnh khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1: "Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà... Chúng ta phải hành động nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!".

Khắp nơi, quần chúng hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa đã đồng loạt nổi dậy. Ở những vùng xa xôi, dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", các địa phương đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Từ Hà Nội đến khắp các vùng quê trong cả nước đã truyền đi "lời hịch" của non sông, nhất tề đứng dậy, tập hợp và tổ chức các lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền. Do dự báo thời cơ đúng, theo dõi và tận dụng thời cơ, chọn đúng thời cơ hành động mà sức mạnh của toàn dân ta đã được nhân lên một thành mười, mười thành trăm, như những đợt sóng lớn dâng trào quét sạch bè lũ thực dân, phong kiến và tay sai. Từ ngày 14 đến 17/8, tin thắng lợi dồn dập báo về từ: Quảng Ngãi, Nghệ An, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái; từ Mỹ Tho, Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế…

Ngày 17/8, được tin Tổng hội viên chức sẽ tổ chức một cuộc mít tinh lớn vào chiều 17/8 tại Nhà hát Lớn để ủng hộ Chính phủ bù nhìn, Ủy ban Khởi nghĩa quyết định biến cuộc mít tinh ấy thành cuộc mít tinh của quần chúng ủng hộ cách mạng. Chiều hôm đó, đông đảo quần chúng trong các tổ chức cứu quốc thuộc nội, ngoại thành Hà Nội, tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong được bí mật huy động đến Nhà hát thành phố. Khi cuộc mít tinh vừa khai mạc thì cờ đỏ sao vàng xuất hiện trước đám đông. Các đội viên tuyên truyền xung phong Việt Minh xông lên diễn đàn, thông báo tin Nhật đầu hàng và kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Quần chúng tự động xếp thành đội ngũ, có các đội viên tự vệ chiến đấu dẫn đầu, đi từ Nhà hát Lớn qua các phố trung tâm, hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", "Đả đảo bù nhìn", "Việt Nam độc lập". Trước khí thế cách mạng của quần chúng Thủ đô dâng cao, chính quyền bù nhìn không dám chống cự, quân Nhật không dám can thiệp. Ủy ban Khởi nghĩa quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.

Ngày 18/8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố Hà Nội, từ Bưởi qua Dịch Vọng, xuống Tương Mai, Mai Động...

Sáng 19/8, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng. Tất cả tập trung trước Nhà hát Lớn. Đúng 11 giờ, Ủy ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, lần lượt chiếm các cơ quan đầu não của địch: Phủ Khâm sai Bắc bộ, Sở Mật thám, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện, Trại Bảo an binh... Tối 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Cuộc Tổng khởi nghĩa"long trời chuyển đất" đã diễn ra trong thời gian rất ngắn, thắng lợi rất to lớn, mà ít phải đổ máu. Chiến thắng vẻ vang đó đã khẳng định sự sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, đoàn kết nhất trí của tất cả các lực lượng trong xã hội. Đó là thắng lợi của tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của nhân dân ta, quyết "đem sức ta mà giải phóng cho ta", lật đổ chế độ thực dân, đế quốc gần trăm năm; xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, thiết lập nền dân chủ cộng hòa, đưa nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trải qua 69 năm, nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị, nhất là bài học về việc chớp thời cơ, giải phóng dân tộc. Trong Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bày tỏ: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”

Thực hiện Di nguyện ấy, đất nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân đã tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước, trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Mức sống, thu nhập bình quân của người dân có nhiều thay đổi. Diện mạo của đất nước trên mỗi con đường, mỗi thành phố, mỗi vùng quê được khởi sắc. Nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đã được triển khai tới tận người dân nghèo. Trẻ em được đến trường đầy đủ và người dân luôn được đón chờ cái Tết no ấm, hạnh phúc hàng năm. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, nhìn lại quá trình đổi mới, Đảng ta cũng nhận định còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Trong phần đánh giá 20 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung năm 2011), Đảng ta thừa nhận: Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên”.

Đảng ta cũng khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

 

 Kinh tế - xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực sau gần 30 năm đổi mới.
(Ảnh minh họa: HH)


Mục tiêu tổng quát được Cương lĩnh đưa ra rất rõ ràng; mục tiêu cụ thể được từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng đề ra cũng rất chi tiết. Điều quan trọng là chúng ta quyết tâm thực hiện như thế nào để đạt được những mục tiêu ấy, nhất là mục tiêu độc lập, tự chủ trong kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu “hòa nhập mà không hòa tan” và luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản lĩnh của một Đảng cầm quyền trong mọi thời đại. Đất nước ta có vị trí địa lý và nhiều nguồn lực thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Chúng ta có truyền thống hàng nghìn năm lịch sử để nuôi dưỡng sự phát triển cho một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và hơn hết, chúng ta có một Đảng Cộng sản kiên cường, anh dũng chèo lái con thuyền cách mạng hơn 80 năm qua...

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt 8 giải pháp mà Cương lĩnh đã đề ra. Trước mắt, cần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra. Và đặc biệt, cần phát huy tinh thần bất diệt của cuộc Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay./.

(Theo ĐCSVN)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG