The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Bác sĩ kê chẩn đoán xét nghiệm đọc “mỏi mồm” không hết
02/11/2017 - Lượt xem: 2732
Bác sĩ không cần xem bệnh nhân đó cần làm xét nghiệm nào cho phù hợp mà kê rất nhiều chẩn đoán không cần thiết để hợp lý hóa chi phí xét nghiệm.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong 9 tháng năm 2017, cả nước đã có 122,6 triệu hồ sơ được gửi đề nghị thanh toán BHYT với tổng số tiền 63.593 tỉ đồng (tăng 7.579 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2016). Đặc biệt, có tới 21 tỉnh có chi phí KCB BHYT 9 tháng vượt quỹ KCB BHYT cả năm 2017 trên 100 tỉ đồng; 6 tỉnh có số chi KCB BHYT cao gồm: Nghệ An 919 tỉ đồng; Thanh Hóa 780 tỉ đồng; Quảng Nam 579 tỉ đồng; Quảng Ninh 359 tỉ đồng; Hà Tĩnh 281 tỉ đồng; Hải Dương 247 tỉ đồng.

 

bac si ke chan doan de xet nghiem doc moi mom khong het hinh 1
Những chỉ định điều trị chỉ có ở Việt Nam khiến BHYT sẽ có nguy cơ vỡ quỹ

 

Sở dĩ, có tình trạng vượt chi quỹ khám chữa bệnh BHYT là vì trong các qui định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn quá nhiều “khe” để các bác sĩ tại các bệnh viện có thể lợi dụng, mà phổ biến là chỉ định xét nghiệm tràn lan, kê đơn thuốc “thừa” nhiều loại, kê khống các loại dịch vụ kỹ thuật... Điều này vừa không hiệu quả, lãng phí vừa giảm cơ hội, quyền lợi khám chữa bệnh, chăm sóc của nhiều người khác.

Ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT đưa ra ví dụ trong một lần “trải nghiệm” khám chữa bệnh để thâm nhập thực tế: “Tôi đi khám bệnh ở một phòng khám khá tốt ở Bình Dương. Bác sĩ chỉ hỏi tôi đúng 3 câu rồi chỉ định cho tôi đi chụp đốt sống cổ. Sau đó thì cũng không cho tôi xem phim, kết quả và nói tôi bị thoái hóa đốt sống cổ, trong khi cổ của tôi “rất ngon lành”. Sau đó, bác sĩ kê đơn cho tôi đi lấy thuốc, bác sĩ hỏi tôi có đau dạ dày không, tôi nói tôi không đau dạ dày nhưng trong đơn thuốc đó vẫn ghi thoái hóa cột sống cổ và viêm dạ dày để kê thêm những thuốc điều trị dạ dày. Tôi thấy việc khám bệnh như vậy không ổn tí nào cả. Việc kê thêm thuốc đau dạ dày là không cần thiết khi mà người bệnh không có bệnh này”.

Theo ông Phúc, nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí KCB BHYT thời gian qua là do giá dịch vụ y tế (DVYT) chưa hợp lý, không thực hiện đúng định mức theo quy định. Đặc biệt, việc thống kê, thanh toán DVKT còn nhiều bất cập, còn xảy ra tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm; gia tăng số lượng KCB ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý; kéo dài ngày điều trị và mua sắm, sử dụng thuốc, VTYT chưa hợp lý, trục lợi quỹ BHYT.

Đơn cử chi phí dịch vụ tai mũi họng thời gian qua gia tăng đột biến. Lý giải  nguyên nhân, ông Phúc cho rằng, vì chúng ta xây dựng mức giá dịch vụ y tế chưa chính xác dẫn đến lợi nhuận khi thực hiện dịch vụ này rất lớn. Tại sao một bệnh viện chỉ 9 tháng mà chi tới 8,9 tỷ đồng cho dịch vụ tai mũi họng. Trong khi đó, Bệnh Viện Nhi Trung ương chỉ có chưa đến 200 triệu đồng. Qua theo dõi thấy, càng những dịch vụ xây dựng giá chưa sát thì việc lạm dụng chỉ định càng nhiều hơn.

Theo đánh giá nhanh của Tổng hội y học, các chỉ định xét nghiệm của chúng ta đang rất có vấn đề, chỉ định rất nhiều. Có những trường hợp cắt sẵn con dấu xét nghiệm đồng loạt một số chỉ số để hợp lý hoá chi phí xét nghiệm. Bác sĩ không cần xem bệnh nhân đó cần làm xét nghiệm nào cho phù hợp mà kê rất nhiều chẩn đoán. “Một bệnh nhân có phiếu xét nghiệm sinh hóa nếu đọc lên “mỏi hết mồm” các chẩn đoán, mà chẩn đoán lại không đúng” – ông Phúc nói.

 

bac si ke chan doan de xet nghiem doc moi mom khong het hinh 2
Một phiếu xét nghiệm mà phần chẩn đoán của bác sĩ đọc "mỏi cả mồm" cũng không hết.

Chưa hết, trong kê khai thanh toán có những bệnh viện có tới 97% số bệnh nhân viêm ruột thừa đến muộn. “Trong khi chúng ta biết rằng trình độ dân trí ngày nay đã rất tốt, người ta thường đến sớm. Viêm thường dưới 4 giờ là đã được phẫu thuật rồi thế mà lên đến 97% bệnh nhân được phẫu thuật là viêm ruột thừa” – ông Phúc bức xúc nói.

Tình trạng quá tải trong các bệnh viện hiện nay khiến quyền lợi của người tham gia BHYT bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhân vượt quá khả năng hạ tầng của mình. Bằng chứng là có những bệnh viện tăng số giường so với định mức kỹ thuật được giao lên tới gần 400%. Điều này kéo theo rất nhiều hệ lụy, dễ thấy nhất là việc không đủ số bác sĩ để chăm sóc, điều trị bệnh nhân, chất lượng khám chữa bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng chỉ định xét nghiệm tràn lan, lợi dụng các khe hở trong các qui định, định mức về KCB BHYT, ông Đàm Hiếu Trung- Phó Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và TTĐT khu vực phía Bắc cho biết, cơ quan BHXH đã chuẩn hóa danh mục dùng chung. BHXH các tỉnh, thành phố đã thực hiện giám định, duyệt, áp dụng 11,4 triệu bản ghi về danh mục thuốc, dịch vụ kỹ thuật và vật tư y tế. Qua đó, đã từ chối 358.668 lượt danh mục dịch vụ (chiếm tỉ lệ 2,74% số đề nghị của cơ sở KCB). Tính đến tháng 9/2017, toàn quốc có 12.135 cơ sở KCB BHYT liên thông dữ liệu lên Hệ thống thông tin giám định BHYT, tỉ lệ bình quân đạt 96,3%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố vẫn còn có tỉ lệ liên thông thấp như: TP.HCM, Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hưng Yên.../.

Theo VOV

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG