The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Niên vụ hồ tiêu 2015: Giá tăng, năng suất giảm
25/03/2015 - Lượt xem: 2582
“Đây được coi là vụ tiêu mất mùa nhất kể từ 20 năm trở lại đây đối với người trồng tiêu ở Gia Lai cũng như 5 tỉnh trọng điểm khác về hồ tiêu trên cả nước. Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy giá tiêu khô tăng cao ngay từ đầu vụ”- ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, nhận định.

Thời điểm này, nhân dân đã thu hoạch khoảng 80-90% diện tích hồ tiêu niên vụ 2015. Giá cả tăng cao được coi là tín hiệu vui đối với người trồng tiêu, tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết không thuận lợi, năng suất hồ tiêu giảm mạnh đã tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế của “cây trồng triệu phú” này.
 

Nông dân Chư Sê thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Lê Hòa
Nông dân Chư Sê thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Lê Hòa

Năng suất “chạm đáy” trong 20 năm

Hộ ông Mai Quốc Dũng (tổ 3, thị trấn Chư Sê) có 700 trụ tiêu đều ở trong thời kỳ kinh doanh ổn định. Do ảnh hưởng của dịch bệnh chết nhanh, chết chậm vào thời điểm cuối mùa mưa năm ngoái, hơn 400 trụ tiêu trong vườn nhà ông đã chết trụi chỉ trong vòng hơn một tháng. 300 gốc tiêu còn lại cũng bị giảm mạnh năng suất do ảnh hưởng của thời tiết. “Trung bình mỗi trụ trước thu chừng 4-5 kg tiêu khô, năm nay chỉ được hơn 2 kg/trụ. Hầu như vườn tiêu nào ở quanh khu vực cũng đều bị giảm mạnh năng suất”- ông Dũng cho biết.

Với 7 tạ tiêu khô, ông Dũng cũng thu về khoảng 200 triệu, chưa trừ chi phí, công cán. “Nếu tính tiền đầu tư, chăm sóc thì mức lãi này không là bao bởi chi phí đầu tư cho cây tiêu là rất lớn!”- ông Dũng, cho biết.

Còn với anh Nguyễn Văn Phúc, ở thôn 1, xã Ia Pia, huyện Chư Prông, thì vườn hồ tiêu nhà anh hiện có 6.000 trụ, trong đó 4.000 trụ đang cho thu hoạch ở năm thứ 10. “Mọi năm trung bình mỗi trụ tôi cũng thu được 6-7 kg tiêu khô, năm nay chắc được khoảng 5 kg/trụ. So với mặt bằng chung quanh khu vực, vườn tiêu nhà tôi như vậy đã được đánh giá là thu rất ổn”- anh Phúc cho biết.

 

Người dân phơi tiêu. Ảnh: Lê Hòa
Người dân phơi tiêu. Ảnh: Lê Hòa

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 13.104 ha hồ tiêu, trong đó có 10.065 ha tiêu trong giai đoạn kinh doanh; năng suất dự kiến cho niên vụ 2015 ước tính 39,4 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 39.650 tấn tiêu khô. Dự báo của ngành chức năng tại nhiều địa phương trong tỉnh cũng cho thấy, năng suất hồ tiêu niên vụ 2015 tại các huyện đều giảm khoảng 30% so với niên vụ trước. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thời tiết không thuận lợi, cụ thể là do mùa mưa đến sớm, cây hồ tiêu ra hoa, sau đó trời lại chuyển nắng gắt khiến hoa không đậu trái. Các đợt ra hoa sau này lại trùng thời điểm trời âm u, không đủ lượng ánh sang để cây bung hoa. Một nguyên nhân nữa dẫn đến giảm năng suất và sản lượng là do nhiều diện tích tiêu hiện đã già cỗi, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu… “Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia trong lĩnh vực hồ tiêu, tôi nhận định đây là năm mất mùa nhất kể từ khoảng 20 năm trở lại đây của người trồng tiêu ở Gia Lai”- ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê nhận định.

Mất mùa-chuyện không riêng của Gia Lai

Theo ông Hoàng Phước Bính, không chỉ riêng Gia Lai mới mất mùa hồ tiêu trầm trọng như vậy. “Tôi vừa có chuyến công tác cùng với lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tại 5 tỉnh trọng điểm về hồ tiêu là: Đak Lak, Đak Nông, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước thì ở các tỉnh này, sản lượng hồ tiêu niên vụ 2015 đều giảm khoảng 20% so với niên vụ trước. Gia Lai không nằm ngoài tình trạng chung đó, ông Bính cho biết.

 

Kiểm tra, theo dõi độ chín của tiêu trong mùa thu hoạch. Ảnh: Lê Hòa
Kiểm tra, theo dõi độ chín của tiêu trong mùa thu hoạch. Ảnh: Lê Hòa

Cũng theo ông Bính, sở dĩ tiêu giảm mạnh về năng suất phần lớn là do các nguyên nhân khách quan, trong đó chủ yếu là do điều kiện thời tiết không thuận lợi và nhiều diện tích vườn cây già cỗi, giảm năng suất. “Việt Nam là quốc gia xuất khẩu tiêu đứng đầu thế giới, trong đó Gia Lai là một trong những vùng trọng điểm về hồ tiêu trong cả nước. Năng suất tiêu giảm mạnh là nguyên nhân đẩy giá hồ tiêu lên cao”-ông Bính phân tích.

Theo tính toán, với mức giá thu mua cao như hiện nay, khoảng 175-185 ngàn đồng/kg thì nông dân vẫn có lãi khá. Cũng bởi tâm lý chờ giá tiếp tục lên mới xuất bán, nên những hộ dân có điều kiện vẫn tích trữ, găm hàng chờ giá lên cao hơn mới đẩy đi; chỉ những người khó khăn về vốn để tái đầu tư mới chấp nhận bán tiêu ngay sau khi thu hoạch.

Hồ tiêu là loại cây trồng đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao, đi kèm với rủi ro lớn bởi khá nhạy cảm với diễn biến thời tiết và dịch bệnh. Tuy nhiên, trước hấp lực của loại cây được mệnh danh là “cây trồng triệu phú” này, dù được khuyến cáo, nông dân khắp các vùng vẫn ồ ạt trồng và mở rộng diện tích khiến hồ tiêu hiện lâm vào tình trạng bị phá vỡ quy hoạch. Chỉ tính riêng năm 2014, toàn tỉnh Gia Lai cũng đã trồng mới thêm 837 ha hồ tiêu, đưa con số tổng diện tích tiêu toàn tỉnh lên đến 13.104 ha, vượt gấp nhiều lần so với con số 6.000 ha theo quy hoạch phát triển của UBND tỉnh đến năm 2015-2020.

Theo GLO

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG