The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nhiều nhiệm vụ Chính phủ giao được thực hiện rất chậm
04/07/2019 - Lượt xem: 1718
Nhiều nhiệm vụ Chính phủ giao cho các Bộ, ngành và địa phương nhưng còn chậm thực hiện, gây hoài nghi trong dư luận.

Kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm, phương hướng chỉ đạo, điều hành 6 tháng cuối năm 2019 tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương sáng 4/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, ngay từ đầu năm 2019, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP với 8 nhóm giải pháp và 186 nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và 5 nhóm giải pháp với 64 nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh.

Chính phủ đã chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2019 và phương án điều hành ngay từ đầu năm, đặc biệt là những ngành có đóng góp lớn cho tăng trưởng. Xác định 12 chuyên đề trọng tâm để tổ chức hội nghị do Thủ tướng trực tiếp chủ trì, thường xuyên đánh giá, cập nhật, kịp thời chỉ đạo khi có diễn biến mới; động viên, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan phối hợp điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Quy mô ngân sách tăng và mức độ minh bạch được xếp thứ 42/100 quốc gia. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng xếp hạng lên mức tích cực.

chinh phu chi dao manh me, dong bo, hieu qua cac giai phap co cau lai nen kinh te hinh 1
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp.
Ảnh: VGP.

Chính phủ đã chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế và từng ngành, lĩnh vực thực chất và hiệu quả hơn, trong đó tập trung giải quyết những bất cập trong phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, nâng cao năng suất lao động và cạnh tranh quốc gia. Các chính sách khuyến khích, chiến lược phát triển, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã tạo động lực, phát huy tiềm năng, khơi dậy những giá trị mới.

Chính phủ hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ, triển khai hiệu quả cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi nhằm bảo đảm tăng trưởng và nhu cầu thực phẩm…

Ưu tiên phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại và hội nhập. Tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, tệ nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ… Hạn chế, ngăn chặn rác thải nhựa, không lái xe khi sử dụng rượu bia... Đặc biệt quan tâm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để chỉ đạo giải quyết căn bản các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Điều tra, xử lý nhiều vụ án lớn nhằm ngăn chặn hậu quả xấu cho xã hội.

Người đứng đầu một số cơ quan chưa sâu sát, thiếu quyết liệt.

Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp mang lại chuyển biến, hiệu quả rõ trong phát triển kinh tế - xã hội, song Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác xây dựng thể chế, hoạch định chính sách còn có những điểm yếu, chậm được khắc phục. Việc xây dựng văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong quản lý, điều hành, thực thi.

Đặc biệt, việc thực hiện Quy chế làm việc và kỷ luật, kỷ cương chưa thực sự nghiêm túc. Nhiều nhiệm vụ được giao cho các Bộ, ngành và địa phương còn chậm thực hiện, gây hoài nghi trong dư luận như thu phí không dừng, cơ chế sử dụng tài sản công để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện dự án BT, thủ tục hành chính…

Tại nhiều Bộ, ngành và các địa phương, thủ tục hành chính còn chồng chéo, bất cập, gây khó khăn trong quản lý, điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Các vướng mắc chậm được tháo gỡ liên quan đến thủ tục phân bổ, triển khai đầu tư, giải ngân vốn; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch...

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, sở dĩ còn tồn tại những hạn chế kể trên chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan. Người đứng đầu một số cơ quan chưa sâu sát, thiếu quyết liệt. Tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ, chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, thiếu trách nhiệm; còn có những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ.

Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các địa phương cần đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể, đột phá, mang lại hiệu quả thực chất. Đặc biệt chú trọng khâu tổ chức thực hiện, nói đi đôi với làm, chuyển động toàn hệ thống để chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm trước Thủ tướng nếu không hoàn thành các chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực.

Cải cách thực chất thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và chi phí cho doanh nghiệp. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; gắn việc chỉ đạo, triển khai với công tác đôn đốc, kiểm tra; kiên quyết xử lý, thay thế cán bộ, công chức trì trệ, thiếu trách nhiệm./.

Theo VOV

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG