The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nhiều mặt hàng cùng lên giá khiến CPI trong tháng Bảy tăng 0,18%
29/07/2019 - Lượt xem: 1703
So với tháng Sáu, trong rổ tính CPI có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giá, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại cùng giảm 0,03%.

Nhiều mặt hàng cùng lên giá khiến CPI trong tháng Bảy tăng 0,18%. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Bảy đã tăng 0,18% so với tháng Sáu, tăng 1,59% so với tháng 12/2018 và tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân trong bảy tháng qua, CPI đã tăng 2,61% so với cùng kỳ, song đây vẫn là mức tăng bình quân bảy tháng thấp nhất từ 3 năm trở lại đây.

Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá: “Trong tháng Bảy, giá một số nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng trở lại, mức lương cơ sở tăng cộng thêm những ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, song nhờ vào sự kiên định về chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giúp giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời giúp chỉ số giá tiêu dùng giữ ở mức tăng như trên.”

9/11 nhóm hàng hóa tăng giá

So với tháng Sáu, trong rổ tính CPI có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác với 0,94%, tăng thấp nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%. Ngoài ra, hai nhóm hàng giao thông và nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng cùng giảm 0,03%.

Cụ thể hơn, bà Ngọc cho biết, tính ngày 24/7, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (còn lại duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa phát hiện dịch) với đàn lợn bị tiêu hủy khoảng 3,7 triệu con. Thêm vào đó, nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn đã tạm ngừng tái đàn hoặc giảm quy mô nuôi đã khiến tổng đàn lợn tiếp tục giảm mạnh và yếu tố giảm cung đã làm cho giá thịt lợn trong tháng này tăng 0,81%, góp phần làm CPI chung tăng 0,03%.

Ngoài ra, theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở đã tăng 100.000 đồng/tháng từ ngày 1/7 và đã tác động chỉ số giá nhóm bảo hiểm-y tế lên 6,67% so với tháng trước.

Trên thị trường, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở cũng “đắt hơn” 0,43% do nhu cầu xây dựng tăng cùng với chi phí đầu vào tăng nên giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng (như sắt, thép, xi măng...) và giá nhân công xây dựng tăng theo.

Một số yếu tố khác cũng góp phần làm gia tăng CPI, như một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới (năm học 2019-2020) theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hay như giá xăng dầu điều chỉnh tăng bình quân 0,04% so với tháng trước. Thêm yếu tố thời tiết nắng nóng kéo dài khiến một số địa phương bị hạn hán đồng kéo nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt trong dân chúng cao hơn và làm cho chỉ số giá điện tăng 0,76% so với tháng trước.

Nhieu mat hang cung len gia khien CPI trong thang Bay tang 0,18% hinh anh 1
(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Giá vàng và tỷ giá diễn biến trái chiều

Trong tháng, đồng “bạc xanh” trên thị trường thế giới đã giảm do những dự báo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ.

“Tuy nhiên, nguồn cung ngoại hối trong nước khá dồi dào đã hỗ trợ cho tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường không bị biến động mạnh. Cụ thể, tỷ giá giữa VND và USD trong tháng Bảy chỉ giảm 0,56%, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.220 VND/USD,“ bà Ngọc chỉ ra.

Trên thị trường vàng, giá vàng thế giới tiếp tục tăng do những bất ổn và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông leo thang và USD giảm giá.

Báo cáo thống kê cho biết, tính đến ngày 24/7, bình quân giá vàng thế giới tăng 4,04% kéo theo giá vàng trong nước tăng 4,78% so với tháng trước. Trên thị trường, giá vàng dao động quanh mức 3,97 triệu đồng/chỉ vàng SJC.

Theo đó, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) trong tháng Bảy đã tăng 0,23% so với tháng Sáu và tăng 2,04% so với cùng kỳ đồng thời bình quân bảy tháng so cùng kỳ cũng tăng 1,89%.

Đánh giá về điều này, bà Ngọc nhấn mạnh: “Bình quân bảy tháng đầu năm so với cùng kỳ, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giáo dục… Và, lạm phát cơ bản bảy tháng ở mức 1,89% đang phản ánh chính sách tiền tệ vẫn điều hành ổn định”./.

Theo TTXVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG