The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Ngày làm việc thứ ba, Kỳ họp thứ 5,HĐND tỉnh khóa XI: Giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc
07/12/2017 - Lượt xem: 1978
Ngày 6-12, kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XI tiếp tục phiên làm việc với nội dung báo cáo kết quả thảo luận tổ; các đại biểu thảo luận chung tại hội trường với nhiều vấn đề vướng mắc cần làm rõ.

Trên 168 lượt ý kiến tham gia thảo luận

Theo kết quả tổng hợp phiên thảo luận tại tổ ngày 5-12 có trên 168 lượt ý kiến tham gia với nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm. Hầu hết các ý kiến cho rằng: Với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, năm 2017, tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế-xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2018. Đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ tọa kỳ họp, đề nghị: “Làm thế nào để tỉnh phát triển bền vững trong những năm tới và trong các nhiệm kỳ tới? Làm rõ mô hình nào cần để tăng trưởng kinh tế của tỉnh bền vững? Cần có chỉ đạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng, khắc phục tình trạng nợ thuế; quan tâm xây dựng các chương trình khởi nghiệp cho doanh nghiệp…”.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh về vấn đề thiếu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Dung
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang gợi ý thảo luận. Ảnh: Minh Dung

 

Về chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2018,  các đại biểu biểu quyết thống nhất với con số 4.200 tỷ đồng trở lên, song phấn đấu tăng thu từ 9-10% năm sau cao hơn năm trước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ  XV của tỉnh. Tuy nhBên cạnh đó,có đại biểu nhận định, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV đã đề ra. 

có trên 168 lượt ý kiến tham gia với nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm. Ảnh: Minh Dung
Trên 168 lượt ý kiến tham gia với nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm. Ảnh: Minh Dung

 Nhiều đại biểu đóng góp ý kiến cho việc đầu tư-xây dựng và đề nghị UBND tỉnh quan tâm phân bổ kinh phí để thực hiện đầu tư đồng bộ cầu và đường; công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án còn chậm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện của nhà đầu tư. Đối với những dự án đã giao cho nhà đầu tư cần tăng cường kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện. Nếu chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện dự án không vì lý do gì nên thu hồi để giao cho các nhà đầu tư khác… Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị xem xét bổ sung danh mục thuốc cho người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe người dân; có chiến lược phát triển du lịch một cách bền vững theo hướng khai thác thiên nhiên vốn có và bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương; việc đầu tư nguồn lực xây dựng nông thôn mới còn dàn trải nhiều xã, rất khó khăn trong kinh phí thực hiện…

Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực

Trong phần thảo luận tại hội trường, nhiều nội dung quan trọng cũng được các đại biểu làm rõ và quan tâm nêu ý kiến, kiến nghị. Liên quan đến chế độ đãi ngộ đối với lực lượng kiểm lâm và các bộ phận khác tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn thiếu, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Phương (đơn vị huyện Kbang) nêu ý kiến : “Đối với lực lượng kiểm lâm, theo quy định của Chính phủ thì 1 kiểm lâm viên chỉ quản lý diện tích rừng khoảng 1.000 ha nhưng diện tích rừng của Kbang là rất lớn buộc phải quản lý trên 2.000 ha. Biên chế thì không tăng và vừa rồi lại cắt giảm nhân viên hợp đồng nên công tác quản lý càng khó khăn hơn. Đề nghị tỉnh có ý kiến với Trung ương để có cơ chế đãi ngộ, bổ sung thêm biên chế cho tỉnh làm công tác quản lý bảo vệ rừng”.

đại biểu Nguyễn Thị Hồng Phương (đơn vị huyện Kbang) nêu ý kiến
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Phương (đơn vị huyện Kbang). Ảnh: Minh Dung

Theo gợi ý của chủ tọa kỳ họp, nhiều đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, ngăn chặn bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu; đẩy mạnh sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, bền vững. Đại biểu Nguyễn Hồng Hà-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chư Sê, nhận định: Nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương chỉ mới thực hiện tưới tiết kiệm là chính, chủ yếu do người dân tự làm trên diện tích cây hồ tiêu, cà phê, rau màu. Đại biểu Hà cho rằng: Cần phải thành lập trung tâm giống cây trồng tương xứng mới nghĩ đến việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và tỉnh phải hỗ trợ vốn, lãi suất. Giao đất cho doanh nghiệp tự làm hoặc thu hút người dân có diện tích liền kề tham gia cánh đồng lớn, sản xuất cà phê sạch, hồ tiêu sạch...

Theo đại biểu Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, nguyên nhân của bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu là do công tác quản lý diện tích quy hoạch, giống chưa tốt; bón phân hóa học quá nhiều để đạt mục tiêu về năng suất, nhanh có lãi. Để giải quyết vấn đề này, ngành Nông nghiệp và PTNT cần làm tốt công tác quy hoạch, quản lý giống, vật tư phân bón...

Tại kỳ họp, đại biểu Trần Thị Hoài Thanh-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phân tích, đánh giá và làm rõ thêm kết quả công tác giảm nghèo năm 2017. Đại biểu Thanh cho biết, có 6 đơn vị không đạt chỉ tiêu giảm nghèo đề ra. “Nghị quyết đã có nhưng nhiều địa phương chưa có chương trình hành động cụ thể, chưa thật sự chỉ đạo hiệu quả”-đại biểu Thanh nhấn mạnh.

Đại biểu Dương Văn Tuấn
Đại biểu Dương Văn Tuấn-Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh tham gia thảo luận. Ảnh: Minh Dung

Về tình trạng "tín dụng đen" ở một số địa phương mà đại biểu và cử tri quan tâm, đại biểu Vũ Văn Lâu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, cho rằng, việc vay mượn chủ yếu thỏa thuận miệng, hợp đồng dân sự không có giấy tờ ký kết, không ai làm chứng rất khó cho Cơ quan Điều tra thu thập chứng cứ cũng như phát hiện và xử lý. “Mức lãi suất mà các chủ đầu mối này cho vay chỉ gấp 5 đến 6 lần, chưa vượt so với quy định của Ngân hàng Nhà nước nên không xử lý hình sự được, chứ không phải cơ quan Công an không vào cuộc”-đại biểu Lâu khẳng định.

Tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu đề cũng đề xuất cần tiếp tục đầu tư phát triển giao thông và công trình nước sạch ở nông thôn; giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác trồng rừng; triển khai tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản lý tốt thị trường, nhất là tăng cường xử lý việc mua bán, vận chuyển hàng giả, kém chất lượng; làm tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm….

Đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Năm 2018, chỉ tiêu của HĐND tỉnh đề ra số thu ngân sách là 4.200 tỷ đồng trở lên. Nhưng HĐND, UBND cùng các ngành các cấp phải quyết tâm nêu cao tinh thần trách nhiệm để tăng thu và cố gắng đạt tỷ lệ phần trăm so với Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh.

 Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG