The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức và người dân
04/07/2019 - Lượt xem: 2083
Ngày 3-7, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố nhằm đánh giá mức độ chính quyền điện tử (CQĐT) tại các cơ quan hành chính nhà nước và các chỉ số liên quan công tác cải cách hành chính. Tham dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.
Chính quyền điện tử còn ở mức độ thấp 
 
Đây là năm đầu tiên Gia Lai tiến hành đánh giá, xếp hạng CQĐT theo bộ tiêu chí chung do Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND tỉnh ban hành. Mức độ CQĐT được đánh giá theo các nội dung: điều kiện sẵn sàng, kết quả CQĐT với 4 mức: I, II, III, IV. Ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông-cho biết: “Theo đánh giá, xếp loại năm 2018, đối với cấp sở có 2 đơn vị đạt mức I (chiếm 10%), 8 đơn vị đạt mức II (40%), 5 đơn vị đạt mức III (25%), 2 đơn vị đạt mức IV (10%), 3 đơn vị không xếp hạng (15%). Đối với cấp huyện, chỉ có UBND TP. Pleiku đạt mức IV, 16/17 UBND cấp huyện còn lại không xếp hạng CQĐT. 100% UBND cấp xã không xếp hạng mức độ CQĐT. Kết quả trên cho thấy điều kiện sẵn sàng và mức độ CQĐT các cấp trên địa bàn tỉnh còn thấp”.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (bìa phải) chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Phương Linh
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (bìa phải) chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Phương Linh
 
Theo kết quả đánh giá của tỉnh, điều kiện sẵn sàng cho CQĐT đã chuẩn bị tương đối đầy đủ. Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước được trang bị máy tính phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ khá cao: cấp sở đạt 100%; cấp huyện đạt 99,35%; cấp xã đạt 89,11%. Tất cả các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và 221/222 đơn vị cấp xã (trừ xã Chư Don, huyện Chư Pưh) đã có mạng nội bộ kết nối internet cáp quang tốc độ cao đáp ứng nhu cầu hoạt động; 100% cơ quan, đơn vị được kết nối mạng diện rộng của tỉnh (mạng WAN). Năm 2018 đã có 181/222 xã triển khai một cửa điện tử. Trên địa bàn các huyện có 79/158 điểm Bưu điện văn hóa xã kết nối internet; 32/158 điểm Bưu điện văn hóa xã có điểm truy cập internet công ích... Dù vậy, các điều kiện trên mới chỉ đảm bảo về số lượng, còn chất lượng vẫn thấp dẫn đến kết quả mức độ CQĐT không cao.
 
Trong năm 2018, các cơ quan, địa phương đã tiếp nhận 232.325 hồ sơ, trong đó, hồ sơ trễ đã xử lý là 9.103 (chiếm 4,2% trên tổng số hồ sơ đã xử lý); hồ sơ trễ đang xử lý là 3.762 (chiếm 17,2% trên tổng số hồ sơ đang xử lý); tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 94,6% trên tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trên hệ thống. Cổng giao tiếp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã được xây dựng và hoạt động, cung cấp 329 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 127 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hệ thống hoạt động ổn định song số lượng phát sinh hồ sơ không đáng kể do người dân vẫn còn tâm lý e ngại.
 
Chú trọng sự hài lòng của người dân 
 
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, chỉ số hài lòng về phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2018 của Gia Lai đạt 74,21/100%, thấp hơn năm 2017 là 0,08%, xếp thứ 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ cho thấy, việc tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan các cấp trong tỉnh chưa được thực hiện nghiêm túc 100% theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-TTg của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Không ít cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa đúng, chưa nghiêm túc các quy định về hướng dẫn lập hồ sơ và hẹn trả kết quả, để xảy ra nhiều trường hợp trễ hẹn khiến người dân, tổ chức đi lại nhiều lần; công chức tiếp nhận hồ sơ, TTHC có tác phong, thái độ làm việc chưa chuẩn mực. Vì vậy, người dân, tổ chức đánh giá 4,21% công chức gây phiền hà, sách nhiễu; 2,75% công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí; tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn cao hơn so với năm 2017 là 1,48% nhưng không thông báo cho người dân, tổ chức (60,98%) và không thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi (76,83%)...
 
Hiện có 17 sở, ngành đang thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Hiện có 17 sở, ngành đang thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
 
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND Võ Ngọc Thành nhấn mạnh đến mức độ hài lòng của người dân, coi đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại CQĐT. Chủ tịch UBND tỉnh  đặc biệt lưu tâm đến tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn ở lĩnh vực tài nguyên-môi trường. Về vấn đề này, ông Phạm Duy Du-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Chính sách về đất đai thường xuyên thay đổi nên hệ thống TTHC cũng thay đổi theo. Bên cạnh đó, một hồ sơ có rất nhiều thành phần, mỗi thành phần lại có nhiều giấy tờ liên quan 3 cấp: xã, huyện, tỉnh. “Trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi đã xử lý hơn 7% hồ sơ trễ hạn cho người dân. Sở cũng đã phối hợp với các địa phương có tỷ lệ hồ sơ trễ hạn cao thành lập tổ công tác rà soát và tiến hành giải quyết lượng hồ sơ tồn đọng. Thời gian tới, Sở chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng hồ sơ mẫu, đưa về các địa phương triển khai để tổ chức, cá nhân dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng xử lý, luân chuyển cán bộ, công chức để xảy ra trễ hạn, nhũng nhiễu, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đem đến sự hài lòng cho nhân dân”-ông Du nói.
 
Theo ông Nguyễn Hữu Quế-Chủ tịch UBND TP. Pleiku: “Thành phố đã tiến hành rà soát các TTHC, cái nào liên thông được thì liên thông, thực hiện điều chỉnh quy trình cấp quyền sử dụng đất cho người dân rút ngắn từ 15 ngày còn 13 ngày. Thành phố cũng thành lập tổ giải quyết TTHC, trong tháng 7 sẽ rà soát, phân loại các hồ sơ còn tồn đọng; niêm yết số điện thoại nóng của Chủ tịch UBND thành phố tại bộ phận một cửa để người dân phản ánh khi có cán bộ nhũng nhiễu, hạch sách…”.
 
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành chỉ đạo: Cần khẩn trương xây dựng bộ phận một cửa tại 41 xã của các huyện: Mang Yang, Chư Pưh và Phú Thiện để triển khai sớm CQĐT; sớm đưa tổng đài phục vụ hành chính công vào hoạt động để phục vụ nhân dân; xây dựng kế hoạch từng bước nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin từ tỉnh đến xã; tập trung đưa bộ phận một cửa từ UBND huyện về bưu điện để nâng cao cải cách hành chính; công khai các TTHC (yếu), hướng dẫn người dân, doanh nghiệp truy cập trang thông tin điện tử các đơn vị. Sở Thông tin và Truyền thông rà soát những nơi yếu, cán bộ làm chưa tốt về công nghệ thông tin để có hướng bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm công vụ và văn hóa công sở. Các sở, ngành liên quan phối hợp tổ chức hội nghị bàn bạc, xây dựng chuẩn mực văn hóa công sở, từ đó dần nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức và người dân khi thực hiện các TTHC.
 
Theo kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Gia Lai xếp hạng tổng thể nằm ở nhóm khá; chỉ số điểm của tỉnh năm 2018 là 0,680, xếp hạng 23/63 tỉnh, thành phố (tăng 1 bậc so với năm 2017). So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, tỉnh ta xếp vị trí thứ 2 sau Lâm Đồng.

 Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG