The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Lễ hội mùa Xuân 2018: Bức tranh văn hóa đa sắc màu
23/02/2018 - Lượt xem: 2081
Lần đầu tiên diễn ra, Lễ hội mùa Xuân các dân tộc tỉnh Gia Lai-2018 do Bảo tàng tỉnh tổ chức sáng nay (23-2, nhằm mùng 8 Tết) là dịp để cộng đồng các dân tộc trong tỉnh được thể hiện những nét văn hóa đặc sắc nhất.

Cơ hội thưởng thức mèn mén, thắng cố

Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh, ngoài 2 dân tộc Jrai và Bahnar, tham gia Lễ hội mùa Xuân các dân tộc tỉnh Gia Lai-2018 còn có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, H’Mông, Mường. Tại đây, đồng bào các dân tộc có không gian riêng để trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo như: hát giao duyên, múa xòe của người Mường; hát then, đàn tính của người Tày, Nùng; múa khèn, sáo trúc của người H’Mông; cồng chiêng của người Jrai… Trong đó, lễ cấp sắc của người Tày, Nùng vùng núi Cao Bằng có lẽ là phần trình diễn được mong đợi nhất. Lễ cấp sắc là một hình thức diễn xướng dân gian mang đậm tính chất nghi lễ nghề nghiệp, liên quan đến việc hành nghề của người được cấp sắc với 3 cấp độ từ thấp đến cao là Then, Pựt và Tào.

 

Lễ hội mùa xuân các dân tộc hứa hẹn đem đến nhiều nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh.                                                Ảnh: P.L
Lễ hội mùa xuân các dân tộc hứa hẹn đem đến nhiều nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh. Ảnh: P.L

Những người này là chủ trì các đám tang, các hoạt động tế tự và thực hiện các lễ nghi khác như trừ tà, cầu an…, tương tự như vai trò của thầy cúng trong cộng đồng người Jrai, Bahnar. Điều khiến lễ cấp sắc của người Tày, Nùng trở thành nét văn hóa đặc sắc chính là nghệ thuật diễn xướng thông qua màn hành lễ của người chủ trì, các cuộc giao lưu giữa thầy cúng với nhau và với người dự lễ. Vì thế mà lễ cấp sắc diễn ra như một màn trình diễn nghệ thuật giàu tính nghệ thuật, đậm đà bản sắc.

Không chỉ có nghệ thuật dân gian, tại Lễ hội mùa Xuân 2018, các dân tộc còn giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực. Những món ăn truyền thống của các dân tộc phía Bắc mà nhiều người vẫn thường nghe nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chưa bao giờ được thưởng thức sẽ được phục vụ tại lễ hội. Có thể kể đến các món ăn nổi tiếng như mèn mén (được làm từ bắp) hay thắng cố (làm từ thịt ngựa hoặc bò, dê…), hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị cho du khách.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Tỉnh Gia Lai hiện có 38 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài 2 dân tộc tại chỗ là Jrai và Bahnar thì Gia Lai còn có sự gia nhập của nhiều dân tộc phía Bắc như Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Dao… Có những dân tộc sinh sống tập trung thành cộng đồng như người H’Mông ở xã Ya Hội (huyện Đak Pơ), người Tày, Dao ở xã Lơ Ku (huyện Kbang) hay người Tày, Nùng ở xã Ia Lâu (huyện Chư Prông). Các dân tộc trên đều sinh sống ở Gia Lai khá lâu, một số đã hình thành nên lớp thế hệ con, cháu. Giữa vùng đất mới, họ vẫn mang theo và lưu giữ những nét văn hóa tiêu biểu, đặc trưng nhất của dân tộc mình từ trang phục, đời sống tín ngưỡng cho đến ẩm thực, song lại không có nhiều cơ hội để thể hiện. “Chính vì vậy, trong dịp đầu năm Mậu Tuất 2018, Bảo tàng tỉnh tổ chức Lễ hội mùa Xuân các dân tộc tỉnh Gia Lai-2018 với mong muốn chuyển tải thông điệp rằng: không chỉ dân tộc tại chỗ, mà các dân tộc khác đều phải ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của mình trên vùng đất mới. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa ấy cũng sẽ góp phần làm giàu thêm vốn văn hóa các dân tộc tỉnh nhà”-Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-Giám đốc Bảo tàng tỉnh, chia sẻ.

Trong số đó, người H’Mông di cư vào sinh sống tại xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) khá sớm, từ năm 1982. Trong quá trình di cư, họ vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông Lý Nguyên Hùng-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ya Hội, cho hay: “Tham gia Lễ hội mùa Xuân các dân tộc lần này, đoàn xã Ya Hội có 18 người. Chúng tôi sẽ biểu diễn các tiết mục múa khèn, thổi sáo và nấu các món ăn truyền thống như mèn mén, xôi nếp, thắng cố, gà tiến… Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc quan tâm, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc di cư đến sinh sống trên địa bàn”.

Không chỉ vậy, Lễ hội mùa Xuân còn tạo cơ hội để tất cả mọi người hiểu biết thêm về những nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc anh em thông qua các hoạt động trải nghiệm. Người dân và du khách có thể cùng các nghệ nhân tham gia nhảy sạp, múa khèn, đánh cồng chiêng hay viết thư pháp, nặn tò he… Từ đây sẽ hình thành nên ý thức tôn trọng, gìn giữ và phát huy để làm giàu có, phong phú thêm cho văn hóa của tỉnh nhà.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG