The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kỳ vọng mới vào hợp tác với TP. Hồ Chí Minh
24/04/2017 - Lượt xem: 2530
Cùng với việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 12-2016, sau 4 tháng, Gia Lai tiếp tục ký kết hợp tác đầu tư với 2 đơn vị lớn là TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho thấy nỗ lực của lãnh đạo tỉnh trong việc tìm kiếm, kêu gọi các nguồn lực đầu tư vào tỉnh nhà. Sự quyết tâm chính trị là rất lớn song để có kết quả cụ thể rất cần ý thức vào cuộc của cả hệ thống hành chính trong tỉnh.

Ngày 18 và 19-4-2017, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã vào TP. Hồ Chí Minh tiến hành 2 hội nghị. Sáng 18-4 diễn ra Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2003-2016 và phương hướng 2017-2020 giữa TP. Hồ Chí Minh với Gia Lai và ngày 19-4 ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Gia Lai với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

 

  Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham quan phòng thí nghiệm lai tạo, sản xuất giống cây, con chất lượng cao ở TP. Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham quan phòng thí nghiệm lai tạo, sản xuất giống cây, con chất lượng cao ở TP. Hồ Chí Minh.

Hợp tác giữa Gia Lai với TP. Hồ Chí Minh 14 năm qua có sự khởi sắc đáng kể khi 35 doanh nghiệp ở 2 địa phương đầu tư qua lại lẫn nhau với tổng số đăng ký  17.750 tỷ đồng, trong đó vốn từ Gia Lai đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh hơn 16.000 tỷ đồng; đầu tư TP. Hồ Chí Minh lên Gia Lai là 1.740 tỷ đồng. Tiền Gia Lai rót vào TP. Hồ Chí Minh chỉ mới tính của doanh nghiệp, tiền trong dân không thống kê được, song cũng lớn không kém, bao gồm đầu tư vào bất động sản, mua sắm, khám-chữa bệnh, học hành... Mỗi ngày, Gia Lai có hàng ngàn lượt người đi lại giữa 2 địa phương, TP. Hồ Chí Minh là điểm đến chủ yếu của người Gia Lai.

Dấu ấn đầu tư của TP. Hồ Chí Minh lên Gia Lai cũng thể hiện ở nhiều lĩnh vực như: Nhà máy May Nhà Bè, các siêu thị ở TP. Pleiku, Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, đặc biệt là phong trào thanh niên tình nguyện từ TP. Hồ Chí Minh tỏa về các buôn làng vùng sâu, vùng xa và mỗi năm có hàng trăm tổ chức, cá nhân ở thành phố này quan tâm thăm hỏi giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, làm công tác từ thiện xã hội cho đồng bào vùng sâu, vùng xa của Gia Lai.

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước. Mặc dù chiếm 0,6% về diện tích, 8,34% về dân số song TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 21% tổng GDP, 28% giá trị sản xuất công nghiệp, 39% dự án nước ngoài của cả nước. Là trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật của quốc gia nên TP. Hồ Chí Minh có điều kiện tiếp nhận sớm các thành tựu khoa học công nghệ trên mọi lĩnh vực phục vụ cho đời sống và phát triển. Các doanh nghiệp lớn của cả nước đều có trụ sở hoặc văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh, nhắm đến vùng đất này đầu tư. Ngược lại, các doanh nghiệp sau khi đầu tư thành công ở TP. Hồ Chí Minh muốn mở rộng thị trường, sẽ từ đây lan tỏa ra các địa phương.

Nếu như TP. Hồ Chí Minh điều kiện kinh tế-xã hội hết sức thuận lợi để làm ăn, sinh sống thì Gia Lai là một địa phương nghèo và có không ít trở lực trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, thỏa thuận hợp tác mới của 2 địa phương đang nhắm đến những lợi thế của nhau, đồng thời làm thế nào để khắc phục dòng vốn chảy ngược từ Gia Lai vào TP. Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hợp tác phát triển mới 2017-2020, Gia Lai kỳ vọng sự quan tâm, chuyển giao khoa học-công nghệ từ TP. Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực như nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao để nâng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích vốn còn rất thấp ở Gia Lai. Hợp tác phát triển du lịch cũng đang mở ra cho tỉnh nhà, đồng thời quảng bá, xúc tiến đầu tư, hợp tác về y tế, giáo dục... Với thế mạnh về đất đai, điều kiện tự nhiên tươi đẹp, nếu có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp, hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ có những chuyển biến tích cực trong nguồn vốn đầu tư của TP. Hồ Chí Minh lên Gia Lai.

Việc ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam của tỉnh Gia Lai lần này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa 2 đơn vị. Gia Lai là địa phương có diện tích cao su lớn nhất ở Tây Nguyên với hơn 100.000 ha, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Cao su chiếm gần 35.000 ha. Ngoài diện tích cao su của Gia Lai, Kon Tum, các tỉnh của Campuchia lân cận Gia Lai như Ratanakiri, Stung Treng cũng có diện tích cây cao su rất lớn, tổng sản lượng khoảng 600.000 tấn mủ khô. Hiện nay, hơn 90% sản phẩm mủ cao su xuất khẩu thô, chủ yếu dựa vào thị trường Trung Quốc, giá trị rất thấp. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành trước khi vào TP. Hồ Chí Minh ký kết hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã chia sẻ: Sắp tới, tỉnh sẽ giao đất cho Tập đoàn này để họ đầu tư xây dựng khu công nghiệp chế biến cao su. Đa dạng hóa sản phẩm, tìm đầu ra giá trị cao cho cao su là rất cần thiết.

Cùng với việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 12-2016, sau 4 tháng, Gia Lai tiếp tục ký kết hợp tác đầu tư với 2 đơn vị lớn là TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho thấy nỗ lực của lãnh đạo tỉnh trong việc tìm kiếm, kêu gọi các nguồn lực đầu tư vào tỉnh nhà. Sự quyết tâm chính trị là rất lớn song để có kết quả cụ thể rất cần ý thức vào cuộc của cả hệ thống hành chính trong tỉnh.

Nhật Cường

(Theo GLO)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG