The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kông Chro: Triển khai cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
05/10/2018 - Lượt xem: 2582
Phấn đấu đến năm 2030, khoảng 12% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Hệ thống pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Hiện nay, toàn huyện có 29.958 người trong độ tuổi lao động, trong đó: Có 1.965 người tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm hơn 6,5% lực lượng lao động (trong đó: Có 40 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chiếm 0,1% lực lượng lao động; 1925 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chiếm 6,4% lực lượng lao động); hơn 1.221 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 4% lực lượng lao động toàn huyện. Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng, số người hưởng bảo hiểm xã hội ngày một tăng lên.

Công tác giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Hệ thống tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội của huyện từng bước được đổi mới, phát huy vai trò, hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Bước đầu thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hoá dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm; số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng nhanh. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm xã hội chậm được khắc phục.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều điểm bất cập. Các chế độ bảo hiểm xã hội chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.

Quán triệt đầy đủ, sâu rộng nội dung của Nghị quyết 28-NQ/TW tới các cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

Tiếp tục khẳng định bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân trong huyện.

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội.

Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Nghiên cứu, đề xuất, tham gia ý kiến với tỉnh, trung ương cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đ bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thng an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.

Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia s và bn vững.

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, khoảng 7,1% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 0,2% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Khoảng 4% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Khoảng 35% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp dưới 49 giờ (mức ASEAN 4); chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

Phấn đấu đến năm 2025, khoảng 8,3% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Khoảng 6% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Khoảng 40% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Phấn đấu đến năm 2030, khoảng 12% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Khoảng 10% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

Thanh Xuân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG