The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
15/09/2018 - Lượt xem: 1638
Giai đoạn 2011 - 2015, các trường huy động, đầu tư được 628.770 triệu đồng xây dựng trường chuẩn quốc gia. Năm 2012, tỉnh đã thành lập quỹ học bổng mang tên Nay Der. Hiện nay, quỹ học bổng này có 13.695 triệu đồng. Trong thời gian qua, tỉnh đã trao học bổng cho 2.200 học sinh của tỉnh, mỗi suất 01 triệu đồng.

Ảnh minh họa (nguồn GLO)

Công tác quy hoạch hệ thống trường học, cơ sở giáo dục đảm bảo cân đối, hợp lý giữa quy mô và cơ cấu, giữa các loại hình, các vùng, cấp học. Sắp xếp các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên giao về trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; thành lập Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai; phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, đến nay, toàn tỉnh có 25 trường phổ thông dân tộc bán trú. Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.

Các địa phương đã ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường. Cùng với nguồn kinh phí đầu tư của ngân sách nhà nước, nhiều trường đã tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Giai đoạn 2011 - 2015, các trường huy động, đầu tư được 628.770 triệu đồng xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hợp lý, đúng quy định; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên. Củng cố, kiện toàn các cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa (chuẩn hóa nhà trường, chuẩn hóa nhà giáo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục). Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục; phân cấp quản lý giáo dục và trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ quản lý.

Các cấp ủy, chính quyền đã huy động và khai thác tốt các nguồn lực của toàn xã hội, nhằm xây dựng xã hội học tập. Vì vậy, đến nay, hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh phát triển, quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng, từng bước đáp ứng nhiệm vụ dạy và học. Đến nay, toàn tỉnh có 837 trường ở bậc học mầm non và phổ thông (gồm 270 trường mầm non, 278 trường tiểu học, 241 trường trung học cơ sở, 48 trường trung học phổ thông).

Giáo dục thường xuyên có 243 cơ sở; các xã đều có cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; các làng đều có lớp mẫu giáo và tiểu học tại làng.  Chất lượng giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; giáo dục đại trà và đào tạo mũi nhọn ở giáo dục bậc phổ thông được nâng lên. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở xếp loại yếu, kém giảm, cấp trung học cơ sở còn 0,44%; cấp trung học phổ thông còn 1,14%; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm còn 0,12% ở bậc tiểu học; 1,26% ở cấp trung học cơ sở.

Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở bước đầu có kết quả tích cực. Tỷ lệ học sinh vào trung học phổ thông là 80 - 85%, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp tiếp tục học chữ và học nghề là 15 - 20%. Nhiều trung tâm duy trì tốt các lớp giáo dục thường xuyên, các lớp bổ túc văn hóa trung học phổ thông, kết hợp với học nghề. Việc liên kết đào tạo của các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân.

Tính đến năm 2017, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Ban đào tạo từ xa của Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh… thường xuyên liên kết với các trường đại học có uy tín trong nước, như: Đại học Huế, Viện Đại học mở Hà Nội, Đại học Sư Phạm Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh... mở trên 10 khóa cao học. Hằng trăm lớp đại học hệ vừa học vừa làm, hệ từ xa với các chuyên ngành sư phạm, luật, quản trị kinh doanh, điện, xây dựng... đào tạo trình độ cử nhân, thạc sỹ. Hàng ngàn học viên, kể cả số đang theo học và số sau khi ra trường tiếp tục bổ sung đội ngũ nhân lực có trình độ cao cho tỉnh. Hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân trong tỉnh.

Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt được kết quả. Hoạt động của hội khuyến học các cấp và trung tâm học tập cộng đồng cơ bản thực hiện khá tốt nhiệm vụ xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục… Việc xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài được quan tâm; đã huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi; học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập; học sinh có hoàn cảnh khó khăn, góp phần tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh, sinh viên tham gia học tập. Năm 2012, tỉnh đã thành lập quỹ học bổng mang tên Nay Der. Hiện nay, quỹ học bổng này có 13.695 triệu đồng. Trong thời gian qua, tỉnh đã trao học bổng cho 2.200 học sinh của tỉnh, mỗi suất 01 triệu đồng.

Nhất Gia

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG