The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hạ tầng giao thông nông thôn tại Gia Lai: Không ngừng hoàn thiện
12/09/2019 - Lượt xem: 1916
Gần 10 năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn lực trong nhân dân, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh đã không ngừng được đầu tư hoàn thiện, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Khang trang đường làng ngõ xóm
 
Phú Cần là một trong 2 xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Toàn xã có 8 thôn, buôn với dân số hơn 5.700 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60%. Dù xuất phát điểm thấp song bằng sự nỗ lực không ngừng, năm 2018, xã Phú Cần đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM. Về Phú Cần hôm nay, ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một miền quê nghèo nơi vùng “chảo lửa”, nhất là những trục đường liên thôn, đường nội đồng sạch đẹp, kéo dài tít tắp giữa bạt ngàn ruộng lúa xanh non mơn mởn. Anh Ksor Lik (buôn Luk) phấn khởi chia sẻ: “Từ khi được Nhà nước đầu tư tuyến đường bê tông liên thôn thì nỗi ám ảnh khi phải di chuyển trên con đường đầy bùn đất vào mùa mưa và mịt mù bụi mùa nắng không còn nữa. Đến mùa thu hoạch mì, thuốc lá, lúa… dân làng có thể đưa xe công nông đến tận nơi vận chuyển về nhà hay chở đi bán dễ dàng, không lo bị thương lái ép giá. Cuộc sống nhờ vậy đỡ khổ hơn rất nhiều. Tụi nhỏ trong buôn đến trường học cái chữ cũng thuận tiện hơn trước. Bà con mình vui mừng lắm”.
 
Đường trục chính nội đồng ở xã Phú Cần (huyện Krông Pa). Ảnh: H.T
Đường trục chính nội đồng ở xã Phú Cần (huyện Krông Pa). Ảnh: H.T
 
Theo ông Nguyễn Khắc Dưng-Chủ tịch UBND xã Phú Cần, từ năm 2010 đến nay, xã đã huy động được hơn 143,8 tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng NTM. Trong đó, địa phương đã dành hơn 40 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng giao thông. Ngoài ra, trong gần 10 năm qua, xã cũng đã tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM bằng cách hiến đất, tự nguyện giải phóng mặt bằng, đóng góp ngày công… với trên 100 hộ tham gia. Giờ đây, từ những trục đường chính, đường nội đồng cho đến các con hẻm nhỏ trên địa bàn xã đã được bê tông hóa, cứng hóa đạt hơn 87%. Những cây cầu gỗ tạm bợ, nguy hiểm cũng đang được thay thế bằng cầu bê tông cốt thép vững chắc. Tất cả đã tạo nên một hệ thống giao thông thông suốt, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của nhân dân trong vùng.
 
Tương tự, những năm qua, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào xây dựng và phát triển hạ tầng GTNT ở huyện Kông Chro đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dân. Ông Nguyễn Ngọc Sơn-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kông Chro-cho hay: Phát triển GTNT được huyện xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức xúc của người dân. Qua gần 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở hầu hết các xã phát triển nhanh, nổi bật là hệ thống đường giao thông trục xã, trục thôn... ngày càng hoàn thiện đã đem đến một làn gió mới cho khu vực nông thôn. Đến nay, toàn huyện có 7/13 xã cơ bản đạt tiêu chí giao thông; 8/13 xã có đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 13/13 xã có đường trục thôn và đường liên thôn được cứng hóa; 11/13 xã có đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 9/13 xã có đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.
 
Hơn 4.360 tỷ đồng phát triển GTNT
 
Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, các ngành và địa phương đã quan tâm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, mở rộng nhiều tuyến đường, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển GTNT. Một số tuyến đường huyện, đường đô thị, các tuyến đường nối từ trung tâm xã đến huyện được xây dựng đã góp phần phá thế độc đạo về giao thông, giúp kinh tế-xã hội từng bước phát triển, dần xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Mặc dù là tỉnh miền núi với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% nhưng hiện nay, 100% xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô vào tận trung tâm xã và không bị cô lập kể cả vào mùa mưa bão. Đường đến trung tâm các thôn, làng cũng đã được cứng hóa đạt tỷ lệ 79,26%, góp phần làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn, đời sống người dân nhờ đó không ngừng được nâng cao.
 
 
Làm đường giao thông ở thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa).    Ảnh: Đ.T
Làm đường giao thông ở thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, Gia Lai). Ảnh: Đ.T
 
Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông-Vận tải, giai đoạn 2010-2020, tổngvốn đầu tư cho GTNT là hơn 4.360,5 tỷ đồng; tổng nguồn vốn bảo trì GTNT hơn 211,3 tỷ đồng. Từ đó, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhựa hóa, bê tông hóa được 835 km đường huyện, 969 km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện; cứng hóa được 850 km đường trục thôn và 974 km đường trục nội đồng; xây mới, tu sửa, bảo trì 219 cầu lớn, nhỏ trên đường tỉnh, huyện, xã. Tính đến tháng 6-2019, toàn tỉnh có 100 xã đạt tiêu chí giao thông theo chương trình xây dựng NTM (tăng 97 xã so với năm 2011) và dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ có 120 xã đạt tiêu chí này.
 
Trao đổi với P.V, ông Đỗ Lê Sơn-Phó Trưởng phòng Quản lý Kết cấu Hạ tầng giao thông (Sở Giao thông-Vận tải) cho biết: Là đơn vị được phân công phụ trách tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM, Sở Giao thông-Vận tải đã ban hành nhiều văn bản, quyết định hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí này. Hàng năm, Sở cũng phân công cán bộ chuyên trách tiến hành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện tiêu chí GTNT; vận động doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các địa phương thực hiện chương trình. Đến nay, hệ thống đường GTNT của tỉnh từng bước được cải tạo nâng cấp, giúp cho việc đi lại của người dân thêm thuận tiện, rút ngắn thời gian; đồng thời mở rộng giao lưu hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, kích thích sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. “Ngoài các công trình được đầu tư 100% nguồn vốn của Nhà nước, các ngành và địa phương còn vận động doanh nghiệp, người dân đóng góp để xây dựng hạ tầng giao thông. Người dân cũng đã trực tiếp tham gia thi công và cử đại diện giám sát trong quá trình xây dựng công trình, góp phần làm giảm giá thành và chống thất thoát trong đầu tư”-ông Sơn thông tin thêm.
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng mạng lưới GTNT ở tỉnh ta vẫn còn những khó khăn nhất định. Các xã trên địa bàn tỉnh đa phần đều có diện tích rộng, tổng mức đầu tư các tuyến đường giao thông lớn, trong khi Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách, phần còn lại phải huy động đóng góp từ cộng đồng. Mặt khác, nhiều xã lại nằm ở vùng sâu, vùng xa nên khả năng huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, vốn lồng ghép, vốn đóng góp của người dân còn nhiều hạn chế. Khoảng cách giữa các khu dân cư rộng, địa hình đồi dốc, đường giao thông chủ yếu là đường đất nên việc duy tu, sửa chữa gặp nhiều khó khăn; kinh phí hỗ trợ hạn hẹp nên việc duy tu, bảo dưỡng chủ yếu là tạm khắc phục. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cao, phần lớn là hộ nghèo, có trình độ dân trí hạn chế nên rất khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động đóng góp làm đường giao thông…

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG