The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho đội ngũ cán bộ các cấp
16/06/2019 - Lượt xem: 1806
Những năm qua, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch, cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar và đã có sự lựa chọn hợp lý, đảm bảo đúng yêu cầu và đúng đối tượng. Nhờ đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở đạt được kết quả nhất định.

Việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số trước hết ưu tiên cho cán bộ thường xuyên có nhiệm vụ liên quan trực tiếp với người dân tộc thiểu số tại cơ sở. Cùng với đó, các đơn vị cũng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác dân vận, nhất là cán bộ Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang thường xuyên nắm địa bàn. Giai đoạn 2009 - 2015, việc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức, viên chức được tỉnh giao cho Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai tổ chức học tại trường. Các địa phương phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai mở lớp đào tạo tiếng Jrai, Bahnar tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Từ năm 2016 đến nay, sau khi có Quyết định số 390/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc giao nhiệm vụ dạy học tiếng Jrai, Bahnar tại các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, ngoài Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai còn có Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện tham gia mở các lớp đào tạo, do đó việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương được đẩy mạnh và nâng lên cả về số lượng và chất lượng.

Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã mở 243 lớp đào tạo tiếng Jrai, Bahnar, với 9.181 học viên. Trong đó, có cả các lớp hợp đồng đào tạo ngoài ngân sách của tỉnh, giữa Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai với các đơn vị Trung Đoàn Cảnh sát cơ động E 20, Bộ Công an; Sư đoàn 320, Quân đoàn 3; Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của cấp mình và cơ sở nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Jrai, Bahnar trong giao tiếp và thực hiện nhiệm vụ. Từ năm 2016 đến năm 2019 đã đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar được 1.389 học viên tự túc học phí. Thị xã An Khê mở 05 lớp bồi dưỡng tiếng Bahnar cho cán bộ, công chức, viên chức toàn thị xã; huyện Đức Cơ mở được 11 lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai cho 559 lượt cán bộ công chức trên địa bàn huyện; huyện Kông Chro mở được 14 lớp bồi dưỡng tiếng Bahnar với 705 cán bộ, viên chức tham gia học tập.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Jrai, Bahnar cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Toàn tỉnh hiện có 227 giáo viên (tăng 208 giáo viên so với năm 2014), trong đó có 189 giáo viên giảng dạy tiếng Jrai (tăng 176 giáo viên so với năm 2014) và 38 giáo viên dạy tiếng Bahnar (tăng 32 giáo viên so với năm 2014). Hầu hết giáo viên dạy tiếng Jrai, Bahnar có kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy và được Sở Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, cấp chứng chỉ về dạy tiếng Jrai, Bahnar.

Công tác giảng dạy, học tập, kiểm tra và cấp chứng chỉ được thực hiện theo Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT, ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; Công văn số 1624/SGDĐT-GDĐT, ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc giao nhiệm vụ cho Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai quản lý, tổ chức dạy học, kiểm tra tiếng dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đã phối hợp với các đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế lớp học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phân công giảng viên có trách nhiệm điểm danh, tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ báo cáo danh sách học viên của khóa học cho nhà trường. Những học viên nghỉ học quá 20% tổng số tiết học của chương trình hoặc không đạt điểm trung bình trong các kỳ kiểm tra định kỳ sẽ không được phép dự thi cuối khóa. Kết thúc khóa học, đơn vị mở lớp sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra cuối khóa đối với 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học viên để tổng hợp kết quả, xét đề nghị cấp chứng nhận theo quy định.

Nhìn chung, Các học viên sau khi kết thúc khóa học cơ bản sử dụng được kiến thức trong quá trình giao tiếp, hiểu biết hơn về phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; giao tiếp được với đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Nguyễn Hoàng

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG