The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Quan tâm, đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số
21/05/2019 - Lượt xem: 1963
Những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.

Tỉnh Gia Lai là một tỉnh miền núi có dân số hơn 1,4 triệu người, với 34 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 44% (dân tộc Jrai 31%, Bahnar 12,75%, còn lại là các dân tộc khác).

Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính (01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện, trong đó có 04 huyện nghèo: Kông Chro, Krông Pa, Kbang và Ia Pa); 222 xã, phường, thị trấn (trong đó, khu vực I có 54 xã, phường, thị trấn, khu vực II có 107 xã với 297 thôn, làng đặc biệt khó khăn, khu vực III có 61 xã với 367 thôn, làng đặc biệt khó khăn); 1.672 thôn, làng, tổ dân phố.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở

Thời gian qua, hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được kiện toàn, củng cố, nội dung, phương thức hoạt động ngày càng đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án 02-ĐA/TU, ngày 17 tháng 4 năm 2009 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2009 - 2015 (viết tắt là Đề án 02-ĐA/TU); Đề án 03-ĐA/TU, ngày 12 tháng 6 năm 2009 về tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác, toàn tỉnh có 84 cán bộ, công chức cấp huyện được tăng cường bố trí các chức vụ chủ chốt cấp xã và có 141 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về các xã vùng II, vùng III. Sau 05 năm triển khai Đề án, có 106 sinh viên được tuyển dụng vào các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã và 35 sinh viên xin thôi tham gia Đề án. Có 13 sinh viên được bầu vào hội đồng nhân dân cấp xã.

Đến nay, tổng số cán bộ, công chức cấp xã có 4.660 người, trong đó 1.372 cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số (chiếm 29,4%); 11.556 cán bộ hoạt động không chuyên trách, trong đó 5.528 cán bộ là người dân tộc thiểu số (chiếm 47,8%).

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, giới thiệu những cán bộ dân tộc thiểu số ưu tú vào Đảng; quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng quy hoạch theo quy trình chặt chẽ; xác định đầy đủ, rõ ràng nội dung của quy hoạch; xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ trên từng lĩnh vực công tác và phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được nâng lên về số lượng và chất lượng; đến nay, toàn tỉnh có 5.275 cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, trong đó cấp tỉnh 1.192 người (chiếm 12,8%), cấp huyện 2.711 người (chiếm 13,7%); cấp xã 1.372 người (chiếm 29,4%). Số lượng cơ cấu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp người dân tộc thiểu số nhiệm kỳ 2016 - 2021 là 2.636 người. Số ủy viên cơ cấu trong ủy ban mặt trận các cấp người dân tộc thiểu số nhiệm kỳ 2014 - 2019 có 3.638 vị.

Công tác phát triển đảng viên và xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 21 đảng bộ trực thuộc với 1.022 tổ chức cơ sở đảng; 14.141 đảng viên người dân tộc thiểu số, chiếm 24,46% so với tổng số đảng viên toàn tỉnh, trong đó, đảng viên là người dân tộc Jrai 8.038 đồng chí, chiếm 13,9% so với tổng số đảng viên toàn tỉnh, đảng viên là người dân tộc Bahnar 4.481 đồng chí, chiếm 7,75% so với tổng số đảng viên toàn tỉnh, đảng viên người Tày 663 đồng chí, đảng viên người Mông 30 đồng chí và một số dân tộc khác.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tích cực tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi đua lao động sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, ổn định tư tưởng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động được đồng bào dân tộc thiểu số nhiệt tình tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác xây dựng, phát huy vai trò của cốt cán, người có uy tín trong tôn giáo đạt được những kết quả tích cực. Nhân dịp lễ, tết, các cấp ủy, chính quyền đến thăm hỏi, động viên, làm tốt việc xét khen thưởng cho những người có uy tín, cốt cán đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Hoàng Thanh

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG