The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đào tạo nghề
11/08/2016 - Lượt xem: 1952
Qua 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.

Trước tiên là mạng lưới cơ sở đào tạo nghề và đầu tư cơ sở vật chất bước đầu được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020. Đến nay, tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 19 cơ sở, trong đó: 17 cơ sở dạy nghề công lập (gồm: 10 cơ sở công lập thuộc tỉnh; 04 cơ sở khác có đào tạo nghề; 03 cơ sở dạy nghề Trung ương đóng chân trên địa bàn) và 02 cơ sở dạy nghề tư thục tham gia dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ và người lao động trên địa bàn tỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được đầu tư với tổng kinh phí đầu tư hơn 168 tỷ đồng.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề được xem là nòng cốt để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề. Đến nay, toàn tỉnh có 693 cán bộ, giáo viên; trong đó có 499 giáo viên dạy nghề cơ hữu. Ngoài ra, hằng năm huy động khoảng 100 cán bộ, kỹ sư và nghệ nhân tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; 17/17 huyện, thị xã, thành phố bố trí cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm theo dõi công tác dạy nghề thuộc phòng lao động, thương binh và xã hội. Công tác đào tạo các cơ sở dạy nghề được chú trọng đầu tư mở rộng quy mô đào tạo; đồng thời, quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, các cơ sở dạy nghề đã chú ý đến việc giáo dục vệ sinh, an toàn lao động, ý thức, tác phong công nghiệp, chuyển từ đào tạo theo “cung” sang đào tạo theo “cầu” của thị trường lao động, đem lại hiệu quả thiết thực.

Công tác giới thiệu việc làm cho người lao động sau đào tạo được quan tâm. Từ năm 2011 đến năm 2015 đã đào tạo 69.286 lao động; trong đó, lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 32.130 lao động với tổng kinh phí hơn 84 tỷ đồng. Lao động sau khi học nghề từng bước thu xếp được việc làm; đối với nhóm học nghề nông nghiệp có việc làm sau khi học nghề đạt 74%. Đối với nhóm học nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ có việc làm đạt 70%, thu nhập trung bình của người lao động đạt 4 triệu đồng/tháng.

Công tác phát triển dạy nghề bước đầu được xã hội hóa, quan niệm chờ đợi sự bao cấp của nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề dần thay đổi; các cơ quan chức năng năng động hơn trong công tác tổ chức thực hiện nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp dạy nghề; các tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở dạy nghề tư nhân và nhân dân thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tham gia phát triển dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề tư thục phát huy thế mạnh và triển khai đào tạo lái xe có hiệu quả; nhiều doanh nghiệp đã đặt hàng và phối hợp với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra diện rộng về dạy nghề được triển khai thực hiện thường xuyên, đúng quy định, đã kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đào tạo. Trong 5 năm cấp tỉnh đã có 26 đợt kiểm tra, giám sát, thanh tra diện rộng đối với các cơ sở dạy nghề và các địa phương.

Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng lao động tại địa phương, nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì công tác dạy nghề của tỉnh vẫn còn hạn chế nhất định như: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp, đến năm 2015 chỉ đạt 29,2% so với mặt bằng chung cả nước và khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề cao (trình độ trung cấp trở lên) trên địa bàn tỉnh rất ít (năm 2014 chiếm 4,8%; năm 2015 chiếm 7% tổng số lao động được đào tạo). Quy mô các cơ sở dạy nghề còn nhỏ; điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng dạy nghề còn hạn chế, chưa đồng đều,...

Để tận dụng thuận lợi và khắc phục khó khăn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn, thời gian đến tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị với cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Chú trọng tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm cho lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nắm chắc nhu cầu thị trường lao động theo quy hoạch, kế hoạch phát triển. Công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động dạy nghề phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các khâu, các cấp để đảm bảo chất lượng đào tạo. Từng bước chuyển đào tạo từ hướng “cung” sang hướng “cầu” của thị trường lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào cuối năm 2020.

Huy Bảo

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG