The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Giải pháp nào phòng-chống cháy nổ nhà ống?
06/08/2016 - Lượt xem: 1795
Đất đai ở trung tâm thành thị ngày càng đắt đỏ, vì thế xây nhà ống là lựa chọn hàng đầu của người dân. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là những căn nhà ống được đầu tư tiền tỷ nhưng người dân lại rất ít quan tâm đến phương án phòng-chống cháy nổ.

Chiều 4-8, dạo quanh một số tuyến đường như: Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Wừu, Phùng Hưng, Nguyễn Lương Bằng (TP. Pleiku)… quan sát một vài căn nhà đang chuẩn bị khánh thành có thể thấy công tác phòng-chống cháy nổ vẫn chưa được chú trọng. Tại căn nhà ống đường Wừu (gần đường Nguyễn Thái Học, TP. Pleiku), đang sơn bên trong để hoàn tất căn nhà, khi chúng tôi hỏi chủ nhà có xây dựng phương án phòng-chống cháy không thì nhận được câu trả lời giản đơn là “chưa nghĩ tới”?

Hiện trường 1 vụ cháy xảy ra trên địa bàn TP. Pleiku.

Không chỉ trong khu dân cư, nhiều nhà phố dạng ống có mặt tiền thiết kế không chỉ thiếu thông thoáng mà chủ nhà còn tận dụng để treo pa-nô quảng cáo bít hết ban công. Tại tiệm buôn bán điện-nước Mỹ Trang (221 đường Hoàng Văn Thụ, TP. Pleku), chị Mỹ Trang-Chủ cửa hàng, cho biết: “Mặt tiền nhà ống của gia đình tôi để kinh doanh, còn những tầng trên thì để ở. Ban công ở những tầng trên treo pa-nô quảng cáo”. Nhưng khi chúng tôi hỏi, xung quanh nhà bít bùng, hàng hóa ở tầng dưới thì chất kín mít chỉ chừa một lối đi nhỏ, vậy nhà chị có trang bị phương tiện phòng-chống cháy và có lối thoát hiểm nào không? Chị Trang cười, bảo: “Tất cả vấn đề phòng-chống cháy đều do chồng tôi cáng đáng, tôi không có thời gian để ý việc đó”.

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh, tính riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 41 vụ cháy, trong đó có 15 vụ cháy nhà dân, nhà ống làm 1 người chết và thiệt hại về tài sản trên 822 triệu đồng. Trao đổi với P.V, ông Dương Thanh Bình-Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh, cho biết: Về cơ bản, rất ít người dân quan tâm đến an toàn cháy nổ. Trong khi đó, những kiểu nhà ống ở phố lại được người dân tận dụng mặt tiền để buôn bán kinh doanh, chất đồ đạc kín mít, song lại không đảm bảo nguyên tắc đối lưu nhiệt, làm tăng nhiệt độ trong phòng. Khi có cháy, các phòng ở sẽ chứa đầy khí độc, người trong nhà có nguy cơ chết ngạt trước khi chết cháy. Nhiều người vẫn còn nhớ vụ cháy nổ gas tại số nhà 129, đường Trần Hưng Đạo (thị xã Ayun Pa) năm 2013. Mặt tiền tầng trệt căn nhà được chủ nhà kinh doanh gas, khi sự cố cháy nổ xảy ra, vì căn nhà dạng ống nên chỉ 30 phút sau cửa kính đã bị sức nóng làm nổ tung, rơi xuống phía dưới đường đang có nhiều người qua lại. May là vụ cháy xảy ra ban ngày nên ít người ở nhà, không ai bị thương tích. “Nếu căn nhà thiết kế thông thoáng, đám cháy sẽ không bốc lên nhanh như vậy, thiệt hại về tài sản sẽ giảm rất nhiều”-ông Dương Thanh Bình nói.

Hiện nay, người dân khi xây nhà ở cấp 3, cấp 4, giấy phép xây dựng chỉ bao gồm: đơn xin phép xây dựng nhà ở theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi xin xây dựng nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tờ khai nộp thuế sử dụng đất và bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân lập. Lúc hoàn công, công trình không hề bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Kỹ sư thiết kế Nguyễn Văn Trúc-cán bộ của một công ty xây dựng trên địa bàn TP. Pleiku, nêu thực trạng: “Khi thiết kế, nhiều chủ nhà còn yêu cầu thu hẹp cầu thang để tăng diện tích các phòng hoặc chống nóng bằng các vật liệu dễ gây cháy. Có lần, khách hàng đặt tôi thiết kế một căn nhà dạng ống cao 5 tầng trên đường Trần Phú (TP. Pleiku), khi nghe tôi góp ý việc thiết kế hệ thống phòng cháy khoảng 15 triệu đồng thì từ chối ngay vì sợ tốn kém”.

Vậy giải pháp nào để phòng-chống cháy nổ đối với nhà ống? Qua trao đổi, ông Dương Thanh Bình cho rằng: Sự thờ ơ của người dân với thiết bị phòng cháy không chỉ vì giá cả mà còn là do không lường trước nguy cơ cháy và phương pháp xử lý trong đám cháy. Vì thế, trước mắt để giúp người dân nhận thức rõ hơn về vấn đề này, hàng năm, Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh đều  tổ chức các lớp tập huấn để tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố về cách sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại chỗ. Cụ thể: Khi sự cố cháy xảy ra đối với nhà ống, người dân cần cắt điện dập cầu dao, dùng phương tiện tại chỗ để chữa cháy, tận dụng lối thoát hiểm hiện có như cửa sổ, ban công, leo sang mái nhà bên cạnh hoặc sử dụng dây, rèm màn cửa nối thành dây vào cửa sổ hoặc lan can, thả dây để leo xuống. Đối với tình huống không xử lý được thì gọi điện khẩn cấp cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp. Về lâu dài, đối với việc thiết kế nhà ống, các ngành chức năng nên có những chế tài để buộc người dân thực hiện phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG