The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
05/07/2017 - Lượt xem: 2192
Việc phát triển doanh nghiệp (DN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tăng nguồn lực tái đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước cũng như giải quyết việc làm cho lao động. Do đó, thời gian qua, tỉnh ta đặc biệt chú trọng công tác này.

Đứng đầu về số lượng DN trong tỉnh hiện nay là TP. Pleiku (chiếm khoảng 63,4% tổng số DN toàn tỉnh). Theo kế hoạch, năm 2017, TP. Pleiku sẽ phát triển thêm 420 DN, nâng tổng số DN trên địa bàn lên 2.641. Nói về công tác phát triển DN, ông Trần Xuân Quang-Chủ tịch UBND TP. Pleiku, cho biết: Hiện TP. Pleiku đã thành lập tổ tư vấn và phát triển DN để hỗ trợ về mặt pháp lý và các vấn đề liên quan. Đối với các DN mới, địa phương sẽ hỗ trợ các chi phí thành lập ban đầu để tạo điều kiện cho DN hoạt động. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn thành phố chỉ thành lập mới được 177 DN (đạt 42% kế hoạch). Vì vậy, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung phối hợp để thực hiện hoàn thành công tác này.
 

Dây chuyền sản xuất đường.    Ảnh: Đức Thụy
Dây chuyền sản xuất đường. Ảnh: Đức Thụy

Theo kế hoạch năm 2017, toàn tỉnh sẽ phát triển 620 DN. Các địa phương có số lượng DN cần phát triển lớn như Chư Sê (phát triển thêm 32 DN), thị xã An Khê (phát triển thêm 25 DN), Đak Đoa (phát triển 20 DN), các địa phương còn lại có kế hoạch phát triển ít hơn. Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ, cho biết: Hiện nay, số lượng DN trên địa bàn vừa ít, quy mô lại nhỏ.

Bên cạnh nhiều DN làm ăn hiệu quả, cũng còn có DN chỉ sản xuất kinh doanh cầm chừng. Huyện đặt mục tiêu năm nay sẽ phát triển thêm 10 DN, nâng số DN lên 57 và phấn đấu đến năm 2020, Đak Pơ có xấp xỉ 100 DN. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn với một địa bàn thuần nông như Đak Pơ, vì việc phát triển DN chủ yếu dựa vào công tác vận động chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh cá thể. Nhưng muốn phát triển lên loại hình DN, điều quan trọng là hộ kinh doanh cá thể phải có đủ lực. Phân tích ở nhiều góc độ cho thấy, khi là hộ kinh doanh cá thể thì phạm vi hoạt động hẹp hơn, còn khi đã lên DN buộc họ phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, đó là một thách thức. Tuy vậy, sắp tới, huyện sẽ đẩy mạnh vận động và tạo cơ chế thuận lợi để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra, phấn đấu tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Việc chuyển đổi thành DN sẽ giúp hộ kinh doanh cá thể có cơ hội tiếp cận các nguồn lực đầu tư để mở rộng quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác phát triển DN thông qua việc hỗ trợ, khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật DN còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, nhiều hộ kinh doanh cá thể có doanh thu hàng trăm triệu đồng cho đến hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng lại “ngại” lên DN một phần vì chưa đủ lực, phần thì ý thức về nghĩa vụ thuế chưa cao, sợ liên quan nhiều đến sổ sách kế toán, không còn đóng thuế khoán như khi còn là hộ kinh doanh. Bởi một khi đã hoạt động theo mô hình DN, các hộ kinh doanh cá thể sẽ phải kiện toàn bộ máy tổ chức, có hệ thống quản trị điều hành bài bản từ khâu nhân sự cho đến quản lý sổ sách kế toán.

Nhận định về công tác phát triển DN trong năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho rằng, đây là kết quả của sự chỉ đạo rất sát sao và quyết liệt của tỉnh và tin tưởng sẽ đạt được vì 6 tháng đầu năm, số lượng DN thành lập mới đã tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm trước. “Doanh nghiệp phát triển đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và tăng thu cho ngân sách nhà nước. Nếu chúng ta không phát triển được DN thì sẽ không tăng thu được cho ngân sách nhà nước, cũng như không có nguồn lực để tái đầu tư và làm tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động. Do đó, các địa phương phải tích cực và quan tâm hơn nữa công tác phát triển DN trên địa bàn để phấn đấu đạt mục tiêu đề ra”-Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Hiện toàn tỉnh có 3.790 DN đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 83.000 tỷ đồng. Năm 2017, toàn tỉnh dự kiến sẽ thành lập mới 620 DN. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm đã có gần 289 DN và 140 đơn vị trực thuộc thành lập mới(đạt 46,6% kế hoạch) với tổng vốn đăng ký 1.324 tỷ đồng (tăng 51,66%).

Theo ngành chức năng, hàng năm, số thu từ DN chiếm khoảng 50% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Đây là nguồn thu tương đối ổn định và bền vững. Xác định việc hỗ trợ phát triển DN và tạo điều kiện cho các DN nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương xúc tiến việc thành lập các chi hội DN và thường xuyên theo dõi tình hình phát triển DN, tổ chức đối thoại định kỳ với cộng đồng DN để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng cơ chế, phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương để hỗ trợ khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật DN; huy động các nguồn vốn triển khai kế hoạch 5 năm hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa… Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 7.000 DN, gấp 2,33 lần so với năm 2015. Khu vực DN đóng góp khoảng 56% tổng thu ngân sách và 49% tổng vốn đầu tư trên địa bàn.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG