The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
05/10/2018 - Lượt xem: 2447
Có 03 doanh nghiệp, 05 hợp tác xã triển khai thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng lớn với 155 điểm xây dựng, tổng diện tích là 3.040 ha với 1.385 hộ tham gia thực hiện trên địa bàn 59 xã thuộc 10 huyện, thị xã.

Ảnh minh họa (nguồn GLO)

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động từ tỉnh đến cơ sở để cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia thực hiện.

Tỉnh đã cụ thể hóa nghị quyết của Đảng thành Chương trình hành động cụ thể, phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” trên phạm vi toàn tỉnh và đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể và 17/17 huyện, thị xã, thành phố tích cực hưởng ứng triển khai thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -  xã hội các cấp đã tổ chức tuyên truyền, vận động, phát động, thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, chủ động đăng ký, thực hiện một số nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, hội viên và đạt được một số kết quả tích cực.

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) đã ban hành Chương trình số 47-CTr/TU, ngày 27 tháng 10 năm 2008 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình 47-CTr/TU); Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 19 tháng 7 năm 2011 về xây dựng nông thôn mới Gia Lai đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 03-NQ/TU). Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với những chương trình, đề án cụ thể và giao các sở, ngành, chính quyền địa phương thực hiện, chỉ đạo lồng ghép các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn nông thôn để xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020), tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh để chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn tỉnh; thành lập Văn phòng Điều phối cấp tỉnh giúp Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Ban Chỉ đạo.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020), tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phân công phụ trách địa bàn xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã cho từng thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, tổ chức lại bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh.

Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc đã ban hành nghị quyết chuyên đề triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và Nghị quyết 03-NQ/TU phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách từng nội dung xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các xã triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) đã ban hành Chương trình 47-CT/TU; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU để chỉ đạo triển khai thực hiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 804/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 12 năm 2014 về quy định mức hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả giai đoạn 2015 - 2017 đã bố trí vốn từ nguồn đầu tư phát triển để hỗ trợ thực hiện chương trình là 452,91 tỷ đồng. Trong đó: Vốn trái phiếu Chính phủ là 238 tỷ đồng; ngân sách trung ương là 174,91 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 40 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp cho các xã). Các địa phương đã vận động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp thực hiện chương trình với tổng số vốn là 79,75 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 17,6% so với tổng vốn ngân sách nhà nước.

Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 17 tháng 3 năm 2017 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020. Kết quả đã chuyển giao ứng dụng nhiều mô hình công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 5 năm 2017 về quy định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới và tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã. Tính đến tháng 6 năm 2018 toàn tỉnh có 120 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho 399 lượt cán bộ hợp tác xã với kinh phí là 644,1 triệu đồng. Góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, tạo đà phát triển hợp tác xã gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Quyết định số 750/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt chương trình giống cây trồng vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 - 2015. Đến nay, một số dự án được đầu tư đã hoàn thành, phát huy tốt vai trò trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND, ngày 13 tháng 7 năm 2017 về Quy định đối tượng và mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020. Kết quả, trong năm 2018, đã bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ thực hiện chương trình là 188,9 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương là 153,9 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 35 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp cho các xã). Các địa phương đã vận động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp thực hiện chương trình với tổng số vốn là 15,56 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 8,2% so với tổng vốn ngân sách nhà nước.

Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND, ngày 08 tháng 12 năm 2016 về quy định mức hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân và nông dân nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Đến nay, đã có 03 doanh nghiệp, 05 hợp tác xã triển khai thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng lớn với 155 điểm xây dựng, tổng diện tích là 3.040 ha với 1.385 hộ tham gia thực hiện trên địa bàn 59 xã thuộc 10 huyện, thị xã. Các mô hình thực hiện chủ yếu đối với cây mía, lúa và cà phê.

Xuân Phú

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG