The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018: Hành trình di sản
13/09/2018 - Lượt xem: 2572
Sau Festival Cồng chiêng Quốc tế tổ chức tại Gia Lai năm 2009 nhằm tôn vinh giá trị của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, tháng 11 tới đây, Gia Lai tiếp tục tổ chức Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tầm khu vực để nhìn nhận lại chặng đường bảo tồn, phát huy giá trị của di sản mà cha ông đã trao truyền. Sự kiện còn được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực trong phát triển du lịch Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.

Sức sống bền bỉ

Sức sống của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ được thể hiện qua số lượng cồng chiêng đồ sộ hiện còn lưu giữ trong các buôn làng trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên, mà còn ở hệ thống lễ hội, số lượng nghệ nhân đông đảo được ví như “báu vật nhân văn sống” vì những sáng tạo thầm lặng của họ.

 

 Trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội Du lịch Kbang năm 2018. Ảnh: Đ.T
Trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội Du lịch Kbang năm 2018. Ảnh: Đ.T



Đến nay, cồng chiêng Tây Nguyên đã được vinh danh qua nhiều lễ hội, sự kiện mang tầm quốc gia và khu vực như: Festival Cồng chiêng Quốc tế tại Gia Lai 2009, liên hoan cồng chiêng tại các kỳ tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Tuần Văn hóa-Du lịch Kon Tum… Đặc biệt, chính chủ nhân của di sản, bằng sự kế thừa di sản cha ông trao truyền, đã tiếp nối hành trình một cách đẹp đẽ và đầy sáng tạo. Sau 13 năm được công nhận, cồng chiêng còn, mất những gì, sức hấp dẫn của cồng chiêng ra sao trong lòng bạn bè-tất cả những câu hỏi này sẽ được hồi đáp trong sự kiện Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai tới đây với chủ đề “Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên”.

Năm 2008, Gia Lai đã tổ chức kiểm kê cồng chiêng các dân tộc trên địa bàn. Kết quả cho thấy toàn tỉnh còn lưu giữ 5.655 bộ cồng chiêng. Huyện Ia Grai lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất với 1.116 bộ, trong đó có 932 bộ cồng chiêng quý hiếm. Tiếp đến là huyện Kbang còn lưu giữ 919 bộ, trong đó có 353 bộ cồng chiêng quý. Địa phương ít cồng chiêng nhất là TP. Pleiku với 81 bộ, Đak Đoa còn 131 bộ. Sau đúng 10 năm tổ chức kiểm kê, cồng chiêng có lúc rơi vào tình trạng “chảy máu” đáng báo động, nhưng theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng chỉ mang tính “xê dịch” giữa vùng này sang vùng khác, chứ không mất đi. Có thể địa phương này giảm đi vài bộ nhưng ngược lại, địa phương khác lại tăng thêm. Ngoài ra, theo Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), đến nay Gia Lai có hơn 600 đội cồng chiêng, số lượng nghệ nhân có khả năng truyền dạy cồng chiêng thuần thục hiện còn rất hùng hậu.

Tạo hiệu ứng từ lễ hội

Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet



Festival không chỉ thực hiện sứ mệnh quảng bá, tôn vinh giá trị nổi bật của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, mà còn giới thiệu cho du khách quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản của 5 tỉnh trong khu vực. Sự kiện này cũng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh Gia Lai, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch. Trong cuộc họp gần đây nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành-Trưởng ban Chỉ đạo Festival-đã đặt ra vấn đề “sát sườn” với ngành Du lịch, đó là hiện nay các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên đã xây dựng được thương hiệu văn hóa-du lịch, như Đak Lak có lễ hội Cà phê, Lâm Đồng có lễ hội Hoa, lễ hội Trà…Vậy Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể trở thành thương hiệu văn hóa-du lịch của tỉnh Gia Lai hay không? Điều này phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm tổ chức một kỳ Festival thực sự hấp dẫn, mới lạ trong mắt du khách và bạn bè trong nước, quốc tế.

Còn nhiều việc phải làm nhưng lúc này Gia Lai đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng, công phu kịch bản Festival 2018, trong đó có sự đúc rút kinh nghiệm từ Festival Cồng chiêng Quốc tế tổ chức 9 năm trước. Bên cạnh đó, có một sự kiện “hậu thuẫn” rất lớn cho Festival lần này là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah). Mặc dù mới tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017 nhưng Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, biến Gia Lai trở thành điểm du lịch có lượng du khách tăng đột biến trong vài năm trở lại đây. Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cho biết, ngành Văn hóa kỳ vọng sẽ đưa Festival trở thành một sự kiện tầm cỡ của Gia Lai và khu vực, phấn đấu đưa mục tiêu thu hút 30 ngàn lượt khách đến Gia Lai trong dịp này trở thành hiện thực. Khi đó, du lịch lễ hội của tỉnh chắc chắn sẽ trở thành thương hiệu.


(Theo VnExpres)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG