The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đổi mới thi cử sẽ được làm bài bản, từng bước, tiếp nhận phản biện nghiêm túc và cầu thị
12/02/2014 - Lượt xem: 1905
Ngày 12/2, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để nghe báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới; một số điều chỉnh phương án thi – công nhận tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 và những năm trước mắt…

Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đồng chủ trì buổi làm việc.

 

 Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Bộ GD&ĐT
ngày 12/2/2014 tại Hà Nội.  Ảnh: VA


Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, đến nay, Bộ đã nhận được nhiều ý kiến góp ý vào Dự thảo “một số điều chỉnh phương án thi, công nhận tốt nghiệp THPT trong những năm trước mắt”. Có nhiều nội dung được sự đồng thuận cao của các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm, học sinh và phụ huynh. Chẳng hạn về việc giảm số môn thi tốt nghiệp THPT xuống 4 môn thay vì 6 môn như hiện nay, trong đó có 2 môn do thí sinh tự chọn đã nhận được sự đồng tình của đại đa số, thậm chí có nhiều ý kiến đánh giá cao. Về thời gian thực hiện phương án điều chỉnh, đa số các ý kiến đồng tình áp dụng những nội dung điều chỉnh ngay trong năm 2014 và coi là một động thái tích cực.

Tuy vậy, bên cạnh những ý kiến đồng tình, thì cũng có một số ý kiến còn băn khoăn khi cho rằng chất lượng giáo dục phổ thông khác nhau giữa các tỉnh, thành phố; tại sao Bộ GD&ĐT lại chủ trương miễn thi đồng đều 20% đối với tất cả các địa phương. Một số ý kiến khác đề nghị, Bộ nên nêu tiêu chuẩn, và tất cả học sinh đạt tiêu chuẩn đó trở lên đều được miễn thi. Hoặc có ý kiến đề nghị đưa môn ngoại ngữ thành môn thi tự chọn như các môn thi tự chọn khác…

Về tự chủ trong tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, Bộ GD&ĐT đã giao từng trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng đáp ứng các yêu cầu, nội dung, điều kiện do Bộ quy định. Để đảm bảo quá trình chuyển từ phương thức thi “3 chung” do Bộ GD&ĐT tổ chức sang phương án tuyển sinh riêng do từng trường đảm nhiệm theo lộ trình phù hợp, diễn ra trong trật tự, nghiêm túc, không gây xáo trộn lớn trong xã hội cũng như sự lo lắng của học sinh và phụ huynh. Đồng thời, để giúp các trường đủ năng lực hoặc chưa chuẩn bị được đề án tuyển sinh riêng, trong vòng 3 năm tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh chung. Phương thức tổ chức kỳ thi chung được giữ ổn định như năm 2013.

Đại diện Bộ GD&ĐT cũng cho biết, sau khi lấy ý kiến rộng rãi dư luận xã hội, Bộ sẽ tiếp nhận các ý kiến trao đổi lại để sớm hoàn thiện phương án trước khi có quyết định cuối cùng.

Báo cáo về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK), đại diện Bộ GD&ĐT cho biết hiện Bộ đang tiến hành các thủ tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Trong thời gian tới tiếp tục tổ chức một số hội nghị xin ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị quyết và Đề án này. Ngoài ra, Bộ đang chuẩn bị các điều kiện để biên soạn, ban hành được bộ Chương trình và SGK mới; xây dựng Chương trình, biên soạn SGK thử nghiệm.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Đổi mới giáo dục phải làm từng bước một để cho học sinh, thầy cô giáo, đội ngũ quản lý giáo dục có sự chuẩn bị, không thể ngay lập tức có thể thay đổi “căn bản” được. Đề cập đến tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ trưởng khẳng định dù tuyển sinh theo hình thức nào (thi tuyển, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển) thì các trường sẽ được tự chủ hoàn toàn. Bộ GD&ĐT sẽ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh của các trường.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, việc đổi mới giáo dục đã có sự chuẩn bị từ trước khi Nghị quyết 29 ra đời, từng bước đã có những thành công nhất định. Trong quá trình đổi mới giáo dục không thể tránh khỏi xã hội lo lắng, nhưng không thể không làm và phải làm quyết liệt. Tuy vậy, chưa bao giờ Bộ GD&ĐT nhận được sự đồng thuận cao của lực lượng xã hội như bây giờ. Việc triển khai đổi mới thi cử sẽ được làm bài bản, từng bước, tiếp nhận phản biện nghiêm túc và cầu thị.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao những chuyển động tích cực của ngành Giáo dục trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW sâu rộng đến toàn thể xã hội để tạo sự đồng thuận cao, cùng nhau thúc đẩy, góp sức đưa Nghị quyết thành công.

Bên cạnh đó, đồng chí đề nghị nên cân nhắc, xem xét thận trọng, cụ thể từng bước trong quá trình điều chỉnh phương án thi, công nhận tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 và những năm trước mắt; tránh gây sự xáo trộn lớn, lo lắng cho phụ huynh, học sinh; tập trung sức lực, nguồn lực cho công tác đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 để hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS.  (Theo ĐCSVN)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG