The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2016
15/04/2016 - Lượt xem: 1739
Ngày 14/4, tại Hà Nội đã diễn ra hoạt động thường niên Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2016 do Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương tổ chức với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, khai thác cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do nhằm mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu”.

 

Diễn đàn thu hút đông đảo doanh nghiệp và đại diện các bộ, ngành liên quan (Ảnh: K.D)

Tại Diễn đàn, các chuyên gia đã phân tích, đánh giá về lợi ích kỳ vọng và dự báo khó khăn từ các cam kết về thuế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; trao đổi về định hướng chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế và chủ động trước khó khăn, thách thức. Đồng thời, Diễn đàn cũng kết nối các tập đoàn phân phối đa quốc gia, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài với doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm phát triển thị trường quốc tế; kiến nghị biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu tận dụng có hiệu quả cơ hội từ các FTAs…

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương – Đỗ Thắng Hải khẳng định, tự do hóa thương mại là một động lực chính của thương mại quốc tế trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là ở các nước châu Á. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, Việt Nam là quốc gia tương đối thành công trong việc tham gia vào quá trình này. Tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (2007) đến nay, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam đã tăng lên 2,94 lần, từ mức 111,3 tỷ USD năm 2007 lên mức 327,8 tỷ năm 2015. Trong đó, nhập khẩu tăng 2,6 lần và xuất khẩu tăng 3,3 lần, tương ứng với kim ngạch 165,7 và 162,4 tỷ USD vào năm 2015. Những kết quả nêu trên chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt các cơ hội từ hội nhập và tự do hóa thương mại để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng với các đối tác thương mại chủ chốt như EU, Hàn Quốc, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan),... Đồng thời, ASEAN đã chính thức là một khu vực thị trường chung với việc tự do hóa lưu chuyển hàng hóa trong khu vực với mức thuế bằng không từ cuối năm 2015.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng, tham gia vào các FTA có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Bởi thông qua các lộ trình cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa Việt Nam có thể điều kiện dễ dàng hơn khi tiếp cận các thị trường, các quốc gia đối tác trong các FTA, giúp đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào một số ít các thị trường.

Đối những ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước tham gia các FTA làm nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp Việt Nam sẽ cắt giảm được chi phí sản xuất, tạo sức cạnh tranh về giá cho hàng hóa Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận, sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phong phú hơn và giá thấp hơn, áp dụng những mô hình, phương thức quản lý mới từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình. Việc hội nhập kinh tế sâu rộng cũng sẽ giúp thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với môi trường kinh tế của Việt Nam, từ đó thúc đẩy mở rộng đầu tư, gia tăng năng lực sản xuất, xuất khẩu – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác động của hội nhập cũng sẽ khác nhau ở các ngành khác nhau. Các ngành có lợi thế so sánh (hàng nội thất, túi xách, da giày, may mặc, một số mặt hàng nông nghiệp) sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong khi những ngành kém lợi thế sẽ chịu thua thiệt ở nhiều mức độ khác nhau. Tương tự, sẽ có những doanh nghiệp có đủ năng lực, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có các biện pháp xúc tiến xuất khẩu mạnh mẽ, hiệu quả sẽ đạt được thành công. Những doanh nghiệp khác sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Các tham luận tại Hội thảo cũng cho rằng, cần có một cách nhìn lạc quan, đó là thị trường thế giới rất rộng lớn, có đủ chỗ cho mọi doanh nghiệp có tầm nhìn, quyết tâm hội nhập, có đủ ý chí, bản lĩnh để thay đổi mình, phù hợp với môi trường mới, luật chơi mới. Để tồn tại, phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuyển biến về tư duy, chủ động thích ứng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, và đặc biệt cần tập trung, nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG