The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đak Đoa tăng cường lãnh đạo ngăn chặn chuyển nhượng và cho thuê đất sản xuất trái pháp luật trên địa bàn
15/11/2019 - Lượt xem: 1793
Trong những năm qua, tình hình kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn ngày càng tăng, đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm, trung bình hằng năm giảm từ 03 đến 04%, tính đến tháng 12/2018 là 9,1% (2.391 hộ), trong đó tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo chiếm 92,93% tổng số hộ nghèo toàn huyện.

Bên cạnh đó, nhận thức về tầm quan trọng của đất đai sản xuất của nhân dân trên địa bàn nói chung, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, nên tình trạng chuyển nhượng và cho thuê đất sản xuất trái pháp luật đã giảm đáng kể; đã hình thành một số mô hình liên kết trồng tiêu, cà phê giữa hộ người kinh có vốn, có kinh nghiệm sản xuất nhưng thiếu đất sản xuất với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất nhưng thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất tại một số xã.

 

Trước tình trạng người dân, nhất là người dân tộc thiểu số chuyển nhượng, cho thuê đất sản xuất diễn ra phức tạp, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu đất sản xuất, mang lại hệ lụy xấu đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 12/01/2016 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc ngăn chặn chuyển nhượng và cho thuê đất sản xuất trái pháp luật trên địa bàn huyện”. Chỉ đạo đảng ủy các xã, thị trấn tổ chức quán triệt Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, già làng, người uy tín và nhân dân và xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện; đồng thời yêu cầu chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với từng ngành, đoàn thể; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm bắt thông tin về chuyển nhượng, cho thuê đất sản xuất trái pháp luật trên địa bàn xã, thị trấn; lồng ghép tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân không chuyển nhượng, cho thuê đất sản xuất trái pháp luật; nhận thức được tầm quan trọng của đất đai qua các cuộc họp giao ban hằng tuần, giao ban hằng tháng của các ban ngành, đoàn thể, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chi hội, tổ hội và họp thôn, làng.

Trước khi có Nghị quyết số 04-NQ/HU, việc chuyển nhượng và cho thuê đất sản xuất trái pháp luật trên địa bàn các xã, thị trấn diễn ra phức tạp, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giữ đất, việc thay đổi tập quán canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp; bên cạnh đó do thiếu vốn đầu tư, một bộ phận người dân lười lao động, không biết cách để canh tác trên mảnh đất của mình dẫn đến họ phải chuyển nhượng hoặc cho thuê đất để đầu tư, mua sắm, làm nhà, mua xe cho con, trả nợ Ngân hàng, chữa bệnh,… Qua kiểm tra, rà soát thực tế tại 14/17 xã, thị trấn (thời điểm từ 01/01/2013 đến cuối năm 2015), có 655 hộ chuyển nhượng đất sản xuất (trong đó có 78 hộ nghèo), với tổng diện tích 404,51 ha; 772 hộ cho thuê đất sản xuất (trong đó có 168 hộ nghèo), với tổng diện tích 422,08 ha, trong đó, có 241 thửa đất sản xuất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 1.183 thửa đất sản xuất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được người dân chuyển nhượng, cho thuê nhưng không có chính quyền địa phương xác nhận; việc chuyển nhượng, cho thuê đất sản xuất của người dân chủ yếu là giấy viết tay và do già làng, trưởng thôn ký xác nhận là chưa đúng với quy định của pháp luật, thời gian cho thuê đất sản xuất dài (từ 10 năm đến 30 năm), từ đó có thể dẫn đến tình trạng mất đất, thiếu đất để canh tác, tranh chấp đất đai,...

Tình trạng người dân tộc thiểu số cho thuê đất sản xuất trên địa bàn huyện Đak Đoa đã giảm đáng kể. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Sau khi có Nghị quyết số 04-NQ/HU, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đã quan tâm chỉ đạo kịp thời chuyển tải nội dung của Nghị quyết đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân không chuyển nhượng, không cho thuê đất sản xuất, bán non các mặt hàng nông sản; thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm bắt thông tin về tình hình mua bán, cho thuê đất sản xuất; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn; xử lý các vụ chuyển nhượng đất trái pháp luật theo Nghị định số 102/2014/NĐ-CP, ngày 10/11/2014 của Chính phủ “về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” đối với tất cả các trường hợp vi phạm pháp luật; làm việc với các thôn trưởng, già làng, yêu cầu cam kết không xác nhận vào các giấy chuyển nhượng đất viết tay, không xác nhận vào giấy chuyển nhượng đất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, các hộ thiếu đất sản xuất. Qua đó, đã nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy đã hạn chế đáng kể tình trạng chuyển nhượng và cho thuê đất trái pháp luật và người dân cũng đã nhận thức được hậu quả của việc chuyển nhượng, cho thuê đất sản xuất trái pháp luật.

Qua hơn 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU, công tác  ngăn chặn chuyển nhượng, cho thuê đất trái pháp luật được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả đáng ghi nhận. Qua rà soát, kiểm tra tất cả 15 xã, thị trấn (trừ xã Tân Bình và Nam Yang) thì đến nay có 71 hộ chuyển nhượng đất sản xuất trái pháp luật (trong đó có: 08 hộ nghèo, 02 hộ cận nghèo và 06 hộ thiểu đất sản xuất), với tổng diện tích 27,159 ha; 86 hộ cho thuê đất sản xuất trái pháp luật (trong đó có: 10 hộ nghèo, 02 hộ cận nghèo và 09 hộ thiểu đất sản xuất), với tổng diện tích 33,63 ha.

Nhìn chung, việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU là một việc làm thiết thực và có nhiều ý nghĩa được hầu hết các cấp ủy đảng, cán bộ và nhân dân ủng hộ, tích cực triển khai thực hiện. Việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 04-NQ/HU đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của đất đai, biết giữ đất để phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Hầu hết số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã nhận thức được việc chuyển nhượng, cho thuê đất đều phải thông qua chính quyền địa phương (không như trước đây chỉ già làng, thôn trưởng xác nhận). Ngoài ra, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU đã góp phần không nhỏ trong công tác “xóa đói, giảm nghèo” trong toàn huyện theo phương châm xã hội hóa; đời sống của nhân dân tường bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm so với những năm trước, góp phần  ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nguyễn Hoàng

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG