The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh
03/03/2017 - Lượt xem: 2827
Là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên và đứng thứ ba cả nước, với 627.013 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên 555.718 ha, rừng trồng 71.295 ha, do đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các cấp, các ngành.

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực con người, tài chính để cơ quan chức năng triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, đã lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm Chương trình số 22-CTr/TU, ngày 02/11/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng triển khai xây dựng và thực hiện Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011 - 2015 theo đúng kế hoạch hằng năm. Theo đó, tỉnh đã phê duyệt, cấp kinh phí cho 35 đơn vị chủ rừng, 17 huyện, thị xã, thành phố thực hiện 09 loại hạng mục công trình phòng cháy, chữa cháy rừng với tổng kinh phí 25,3 tỷ đồng. Đến nay, việc thực hiện Phương án luôn đúng tiến độ, phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Trước mùa khô hằng năm, tỉnh chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức diễn tập chữa cháy rừng quy mô cấp tỉnh để nâng cao khả năng ứng phó cho lực lượng chuyên trách trong việc tổ chức chữa cháy rừng khi xảy ra; đồng thời, chỉ đạo các ngành phối hợp tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ở tất cả các địa phương, đơn vị chủ rừng; theo dõi cấp dự báo cháy rừng và thông báo thường xuyên trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để các địa phương, đơn vị chủ rừng chủ động phòng ngừa; chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh, các địa phương, đơn vị chủ rừng bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát lửa rừng tại các trọng điểm cháy trong những ngày cao điểm của mùa khô, tổ chức trực 24/24 giờ đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt từ tỉnh đến các đơn vị cơ sở. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” đã nâng cao tính chủ động của lực lượng chữa cháy rừng các cấp, góp phần hạn chế cháy rừng và giảm thiểu những thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Một phần diện tích đất rừng trên địa bàn huyện Chư Prông

Tỉnh giao Chi cục Kiểm lâm tổ chức cập nhật số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hằng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng thời gian quy định. Ngoài ra, trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 3680/KH-UBND, ngày 14 tháng 11 năm 2011 để chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng, các địa phương tổ chức 2 đợt kiểm tra, rà soát diện tích rừng hiện có làm cơ sở để triển khai các chính sách có liên quan, đặc biệt là thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng triển khai. Năm 2011, diện tích giao khoán 19.321,7 ha, kinh phí 3,77 tỷ đồng; năm 2012, diện tích giao khoán 39.372,6 ha, kinh phí 6 tỷ đồng; năm 2013, diện tích giao khoán 63.623,5 ha, kinh phí 8,910 tỷ đồng; năm 2014, diện tích giao khoán 101.471,5 ha, kinh phí 21,290 tỷ đồng; năm 2015, diện tích giao khoán 128.982,5 ha, kinh phí 25,780 tỷ đồng; năm 2016 là 134.959,7 ha (trong đó có 123.165,1 ha rừng tự nhiên, 9.740,3 ha rừng trồng). Khoán quản lý, bảo vệ rừng 91.309,8 ha; hợp đồng bảo vệ rừng (do cấp xã thực hiện) 43.650 ha, kinh phí đầu tư 29,9 tỷ đồng, (vốn dịch vụ môi trường rừng 27,85 tỷ đồng. Có 2.357 hộ gia đình và 212 cộng đồng hoặc nhóm hộ được nhận khoán bảo vệ rừng, bình quân mỗi hộ được chi trả 4,4 triệu đồng/năm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, từ năm 2011 - 2015 đã trồng được 7.625 ha, bình quân 1.525 ha/năm. Trong đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ trồng rừng phòng hộ tập trung trong năm 2012 được 119,1 ha. Trồng rừng sản xuất 5.838 ha, chủ yếu là rừng trồng sản xuất của nhà máy MDF Gia Lai, dự án FLITCH, các doanh nghiệp và các đơn vị chủ rừng trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy MDF. Trồng rừng thay thế trong năm 2015 là 944,28 ha, năm 2016 là 101,28 ha. Từ 2011 - 2015: Đã trồng 1,09 triệu cây phân tán; chăm sóc rừng phòng hộ với tổng diện tích 4.903,3 ha; chăm sóc rừng sản xuất 16.798,5 ha.

Triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đúng đối tượng và theo đúng quy định, đã chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan để thực hiện việc thống kê, rà soát, tổng hợp danh sách, số liệu các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực nội tỉnh và phối hợp với các tỉnh liên quan như Bình Định, Phú Yên để rà soát, thống kê cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực liên tỉnh. Trong 5 năm qua, Quỹ đã tích cực, tập trung nhiều biện pháp, giải pháp mạnh để đôn đốc thu đối với các cơ sở thủy điện kê khai, nộp tiền dịch vụ môi trường rừng, đã thu được 287.386 triệu đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối 185.013 triệu đồng, quỹ tỉnh thu 102.521 triệu đồng. Quá trình tổ chức đôn đốc huy động nguồn thu nhìn chung các công ty thủy điện, công ty cấp nước sinh hoạt đều thực hiện đúng thời gian chi trả theo quy định của chính sách. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Từ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực: Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm cả về số vụ cũng như quy mô, mức độ thiệt hại rừng; hệ thống chính trị ở cơ sở đã có sự vào cuộc, các chủ rừng có trách nhiệm hơn, nhất là chính quyền cấp xã.

Nhìn chung, qua triển khai thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là thực hiện Chương trình 22-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt; các sở, ngành chức năng, đơn vị có liên quan đã triển khai thực hiện nghiêm túc và đã thu được một số kết quả nhất định.

Thời gian đến, tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, của tỉnh chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. Không cho phép triển khai các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên hoặc diện tích rừng tự nhiên hiện có sang trồng các loài cây khác trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên (kể cả khai thác tận thu, tận dụng) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh, đưa toàn bộ diện tích đang có rừng ngoài quy hoạch vào quy hoạch đất lâm nghiệp. Xây dựng Phương án giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về giá trị của rừng đối với cuộc sống, xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững do cộng đồng dân cư tại chỗ làm chủ và chủ động thực hiện cùng với sự hỗ trợ, giám sát của lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương, tổ chưc sơ kết, tổng kết, bổ sung hoàn chỉnh mô hình để triển khai mở rộng trên địa bàn tỉnh... 

Bài, ảnh: Bảo Hân

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG