The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Chư Sê: Hướng đến giải pháp sản xuất tiêu sạch
17/04/2017 - Lượt xem: 1883
“Đại dịch” hồ tiêu chết, sử dụng phân thuốc không hợp lý khiến thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư trên sản phẩm, diện tích vượt quy hoạch lớn… là những vấn đề đặt ra để người trồng tiêu huyện Chư Sê hướng đến giải pháp sản xuất bền vững, tạo ra những sản phẩm tiêu sạch.

Từ sử dụng phân thuốc hữu cơ

Sau khi được các nhân viên tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng, ông Nguyễn Văn Hiền-tổ dân phố 3, thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê) quyết định mua chai thuốc tiêu tuyến trùng có nguồn gốc thảo dược về ứng dụng trên vườn tiêu của gia đình. Ông cho biết, vườn tiêu có 700 trụ (400 trụ đang chuẩn bị thu hoạch, 300 trụ bước sang năm thứ 2) thì có khoảng 20 trụ có dấu hiệu nhiễm bệnh. Trước đó, ông Hiền đã mua thuốc nấm về phun nhưng không khả quan. Nghi chúng bị nhiễm tuyến trùng nên ông mua sản phẩm này về dùng thử. “Nếu thật sự mang lại hiệu quả, tiêu hết bệnh, tôi sẽ xem đây là động lực để chuyển sang sử dụng hoàn toàn các loại phân, thuốc có nguồn gốc hữu cơ cho vườn tiêu của mình”-ônng Hiền cho biết.

 

Các nhà khoa học tham quan mô hình vườn tiêu sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ sinh học. Ảnh: M.N
Các nhà khoa học tham quan mô hình vườn tiêu sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ sinh học. Ảnh: M.N

Theo anh Bùi Văn Kiên-thôn Mỹ Thạch 1, thị trấn Chư Sê-dự kiến sản lượng của hơn 2.500 trụ tiêu của gia đình anh năm nay (800 trụ trồng mới được 2 năm, còn lại 1.700 trụ đang là tiêu kinh doanh) đạt trên 5 tấn. Số tiêu này anh trồng từ năm 2010, đến nay vẫn phát triển bình thường, ít sâu bệnh và đặc biệt “miễn nhiễm” với bệnh tiêu chết. Anh khẳng định đó là do hạn chế sử dụng phân bón hóa học. “Mỗi năm tôi chỉ phun thuốc sâu 1 lần, nhưng liều lượng cũng rất thấp, còn lại bón các loại phân vi sinh. Tôi để cho tiêu tự phát triển theo khả năng sinh tồn của nó, ít can thiệp đến phân thuốc hóa học”-anh Kiên nói.

Khả quan hơn, chị Chu Thị Minh Ngọc (xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) cho biết, vườn tiêu hơn 10.000 trụ của gia đình chị nhiều năm nay chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học mua trực tiếp từ một công ty tại Lâm Đồng. Nhờ đó, vườn tiêu của gia đình chị sinh trưởng rất tốt. Theo chị Ngọc, đây là hướng đi bền vững mà người nông dân trồng tiêu nên hướng đến. Không những cây tiêu phát triển khỏe mạnh mà còn cho ra sản phẩm sạch sau khi thu hoạch.

Đến sản xuất tiêu sạch

 

Người dân quan tâm đén các sản phẩm phân bón hữu cơ. Ảnh: M.N
Người dân quan tâm đén các sản phẩm phân bón hữu cơ. Ảnh: M.N

Tại Hội nghị bàn giải pháp sản xuất hồ tiêu sạch diễn ra tại Chư Sê mới đây, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê thông báo với các hội viên: Diện tích trồng hồ tiêu đang tăng quá nhanh, sản lượng dư thừa trong nước và quốc tế hiện nay là rất lớn; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn tồn dư quá nhiều trên sản phẩm.

Ông Bính thông tin, đầu năm 2017, theo thông báo của Hiệp hội Gia vị châu Âu, qua phân tích 799 mẫu tiêu đen của Việt Nam nhập vào thị trường châu Âu (EU) thì chỉ có 17% số mẫu đạt yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (0,05PPM, lượng tối đa cho phép đối với hóa chất Metalaxyl). Trước đây, dư lượng tối đa cho phép vào EU nằm ở mức 0.1 PPM. Nhưng từ năm 2016, Ủy ban châu Âu kiến nghị áp dụng mức 0,05 PPM. Nếu áp dụng mức trên thì có đến 83% lượng hồ tiêu xuất khẩu vào EU của Việt Nam sẽ bị ngăn lại bởi “rào cản kỹ thuật” này.

“Không chỉ tồn dư thuốc BVTV, việc bón thừa đạm cho cây tiêu cũng dẫn đến sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay quá trình lưu kho không đảm bảo cũng đang là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến vùng trồng tiêu”-ông Bính nói.

Trước những khó khăn này, ông Hoàng Phước Bính đề xuất ngành nông nghiệp có kế hoạch tích cực truyên truyền, vận động người dân ngừng mở rộng diện tích hồ tiêu, dồn sức chăm sóc diện tích hiện có. Với vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, ông Bính cũng khuyên các hội viên nên tập trung vào sản xuất diện tích đang có theo hướng sinh học hữu cơ một cách bền vững để tạo ra  sản phẩm tiêu sạch. Bởi sau khi khảo sát nhiều diện tích trồng tiêu tại các tỉnh thành trong nước, các nhà khoa học đưa ra nhận định: Những vườn tiêu sử dụng phân hữu cơ, ít bón phân hóa học thì cây tiêu phát triển rất bền vững, có thể lên đến trên 20 năm.

“Theo kết quả khảo sát này, diện tích hồ tiêu Chư Sê bị lạm dụng phân bón hóa học nhiều nhất, tồn dư  các loại thuốc BVTV trong đất nhiều nhất và làm hư hại đất nhiều nhất. Với nhiều cái “nhất” gây thiệt hại cho ngành hồ tiêu, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, chỉ có sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững thì mới tồn tại được”-ông Bính khẳng định.

Trong khi đó, ông Thái Như Hiệp-Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (404 Lê Duẩn, TP. Pleiku)-đơn vị chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản-cho biết rất muốn liên kết với người nông dân từ khâu sản xuất cho đến việc thu mua được những sản phẩm tiêu sạch. “Thế nhưng, phải có một đơn vị như là Hợp tác xã có tư cách pháp nhân đảm bảo các sản phẩm tiêu sạch sau khi thu hoạch. Muốn vậy người dân phải tuân thủ quy trình sản xuất chặt chẽ theo hướng sử dụng hoàn toàn phân, thuốc hữu cơ. Làm được việc này, không những sản phẩm được đảm bảo chất lượng, mà thương hiệu hồ tiêu Chư Sê sẽ ngày một vang xa”-ông Hiệp khẳng định.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG