The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cần rà soát, ngăn chặn việc bổ nhiệm “từ tình cảm”
20/03/2014 - Lượt xem: 10415
Trong những ngày qua, báo chí tốn khá nhiều công sức, giấy mực phản ánh về việc Huyện ủy Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) bổ nhiệm một trường hợp là lái xe “không đủ tiêu chuẩn” làm Phó Chánh văn phòng Huyện ủy.

Câu chuyện bắt đầu từ tháng 5/2013, Huyện ủy Nông Cống đã quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp giữ chức vụ Phó Chánh văn phòng Huyện ủy, phụ trách chăm lo cơ sở vật chất cho cơ quan, bảo quản, sửa chữa xe ô tô của cơ quan. Ông Nguyễn Văn Hiệp được tuyển dụng vào làm lái xe cho Huyện ủy Nông Cống từ năm 1985. Vụ việc vỡ lở, báo chí tiếp cận, phản ánh là bởi lẽ, tại thời điểm bổ nhiệm, ông Nguyễn Văn Hiệp không có bằng đại học và quá tuổi bổ nhiệm lần đầu (ông Hiệp sinh năm 1958).

Sau khi báo chí đăng tải vụ việc, ngày 18/3 vừa qua, ông Phạm Minh Chính, Bí thư Huyện ủy Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) thông tin cho báo chí biết, Huyện ủy đã ban hành quyết định thu hồi quyết định bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng Huyện ủy đối với ông Nguyễn Văn Hiệp. Trả lời báo chí, người đứng đầu Huyện ủy Nông Cống thừa nhận, việc bổ nhiệm ông Hiệp giữ chức vụ Phó Chánh văn phòng Huyện ủy xuất phát từ tình cảm hơn là quy định, nên Huyện ủy đã quyết định sửa sai bằng cách thu hồi quyết định bổ nhiệm. Qua sự việc này, Huyện ủy Nông Cống nghiêm túc rút kinh nghiệm, đặc biệt là quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

Từ câu chuyện trên, người viết bài này xin phép đặt ra câu hỏi: Trên phạm vi toàn quốc tại thời điểm này, liệu còn trường hợp nào bổ nhiệm cán bộ “xuất phát từ tình cảm” như ở huyện Nông Cống hay không? Và, có hay không tình trạng chạy chức, chạy quyền như bức xúc của đại biểu Quốc hội, nhân dân và cử tri cả nước nêu ra trong nhiều năm qua?

 

 
Một buổi thi tuyển công chức của Bộ Nội vụ (Nguồn: isos.gov.vn)

Được biết, trong năm 2013 vừa qua, các cơ quan nhà nước đã tiếp 380.331 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo. Và, theo thống kê bước đầu hiện nay cả nước có 1.335 vụ việc phức tạp, tồn đọng cần tập trung giải quyết. Việc tổng hợp số lượng lượt tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo là nỗ lực của Thanh tra Chính phủ - Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Song, người dân mong muốn cần cụ thể hóa hơn nữa, cần phân loại cụ thể những khiếu nại, tố cáo thuộc từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tổ chức cán bộ, để qua đó có kiến nghị xem xét, chấn chỉnh xử lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm.

Một thực tế cho thấy, những cán bộ trước khi ký các quyết định liên quan đến công tác nhân sự đều nắm được các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của từng chức danh trong bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, nhưng rất tiếc vì nể nang, “duy tình”, nên vẫn để lọt những trường hợp bổ nhiệm như ở huyện Nông Cống.

Từ vụ việc bổ nhiệm sai, lấy tiêu chí “xuất phát từ tình cảm” như ở huyện Nông Cống, chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước cần có đợt rà soát, kiểm tra tổng thể việc bổ nhiệm cán bộ, công chức trong những năm vừa qua. Theo đó, phân tích rõ trách nhiệm ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị, để chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm; đồng thời công bố công khai trên báo chí, để công luận cùng tham gia giám sát và “đốc thúc” các địa phương, cơ quan, đơn vị làm theo đúng quy định của pháp luật về công tác cán bộ.

Thiết nghĩ, đề xuất nêu trên là đúng thời điểm và nên làm, bởi lẽ đây là thời điểm quan trọng để các địa phương chuẩn bị nhân sự các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, tiến tới Đại hội XII của Đảng. Nếu ở nơi nào đó buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát, vẫn còn tình trạng e dè, nể nang “duy tình” trong công tác chuẩn bị nhân sự thì nơi đó dễ phát sinh khiếu kiện, thậm chí xuất hiện “điểm nóng”. Một người nào đó chỉ vì “quen thân”, không đủ đức, không đủ tài mà được cất nhắc, bổ nhiệm ở cương vị lãnh đạo, quản lý thì sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường và trở thành lực cản cho sự phát triển.

Thực tế cũng cho thấy, trên phạm vi cả nước hiện có tới hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng không có việc làm, thì việc bổ nhiệm những cán bộ không đủ tiêu chuẩn (không có bằng đại học, quá tuổi bổ nhiệm lần đầu) vào vị trí lãnh đạo, quản lý là điều không thể chấp nhận được.

Để kết thúc bài viết nhỏ này, chúng tôi xin nêu ra những chủ trương, giải pháp được ghi trong Nghị quyết Trung ương Năm (khoá X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước là: “Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức. Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức; thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, xác định rõ những người đủ và không đủ tiêu chuẩn. Có chính sách thích hợp đối với những người không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy”. Và, những nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức được quy định rõ trong Luật Cán bộ, công chức, đó là phải: "Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ".

Tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Các tiêu chuẩn đó, có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc.

Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân còn phải:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ.

- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý. Đã học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

(Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước)

Theo ĐCSVN

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG