The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cần ngăn chặn tai họa do pháo
26/02/2018 - Lượt xem: 3055
Giao thừa năm nay, nhiều nơi trong nước, trong tỉnh râm ran tiếng pháo. Trước giờ Giao thừa thiêng liêng, khi pháo hoa đón chào năm mới bắn lên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết thì không ít nơi ở TP. Pleiku và các huyện, thị xã đã tưng bừng tiếng pháo, pháo hoa có, pháo nổ có.

Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 3 ngày (từ 30 đến mùng 2 Tết Mậu Tuất), cả nước có đến 243 trường hợp nhập viện do pháo nổ và các chất nổ khác, tăng gấp rưỡi so với năm trước, riêng tai nạn do pháo nổ có đến 190 trường hợp, Gia Lai góp vào 6 vụ. Hàng trăm người bị thương tật do pháo gây ra.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Qua phản ánh từ báo chí, vào lúc 22 giờ ngày 14-2 (29 tháng Chạp) cháu La Hoàng Quân (SN 2006, trú tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đak Lak) nhập Viện Mắt Tây Nguyên trong tình trạng mắt trái bị vỡ nhãn cầu do pháo nổ. Bệnh viện phải múc bỏ nhãn cầu để sau này lắp mắt giả cho cháu. Tại huyện Chư Prông, ngay trong đêm 30 Tết (15-2),  Nguyễn Thành Hưng (SN 1998, trú tại xã Bình Giáo) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh với vết thương dập nát bàn tay phải.

Người nhà cho biết, sau khi Hưng đi nhậu về thì lấy pháo ra đốt. Châm lửa chưa kịp ném thì pháo nổ ngay trong tay khiến cổ tay và bàn tay phải của Hưng dập nát. Các bác sĩ cho biết, Hưng đối mặt với nguy cơ tàn tật suốt đời ở bàn tay phải bởi vết thương quá nặng. Còn ở huyện Đak Đoa, Tết vừa qua cũng xảy ra tai nạn thương tâm do đốt pháo. Khoảng 2 giờ sáng mùng 1 Tết, cháu Đ.Q.L. (2 tuổi) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu do bị pháo nổ làm rách sâu vùng trán, 2 mắt không mở được. Nguyên nhân: Lúc Giao thừa, cha cháu L. đốt pháo hoa nhưng pháo không bay thẳng mà quay ngang, nổ ngay trước mặt gây thương tích cho cháu. Cũng tại Đak Đoa, bắt nguồn từ nguyên nhân đốt pháo ném vào nhau giữa nhóm của Phạm Văn Hùng (SN 1990) với nhóm Trần Văn Luyện (SN 1986, trú cùng thôn Cầu Vàng, xã Kdang) trong ngày 29 Tết, hậu quả là 2 bên gây sự, kẻ bị đâm chết, người bị chém trọng thương.

Trước Tết Mậu Tuất, lực lượng chức năng đã bắt giữ khá nhiều vụ buôn bán, vận chuyển pháo nổ. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) đã bắt giữ gần 3 tấn pháo lậu, đều xuất xứ từ Trung Quốc. Tại Gia Lai, cận Tết năm nay, lực lượng chức năng cũng bắt giữ nhiều vụ vận chuyển pháo nổ. Ngày 12-2 (27 Tết) lực lượng chức năng đã bắt quả tang tại TP. Pleiku xe ô tô BKS 82A-030.21 do Mai Nhữ Đông (SN 1976, trú tại thị trấn Đak Hà, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum) điều khiển chở 100 kg pháo về tiêu thụ.

Chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán, đốt pháo trong cả nước đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ban hành từ ngày 8-8-1994, hơn 20 năm qua được thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên vài năm gần đây, khi đời sống kinh tế của người dân lên cao, thị trường buôn bán với các nước trong khu vực rộng mở, thông thoáng thì tình trạng buôn bán pháo, đốt pháo trong dịp Tết có xu hướng gia tăng trở lại. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, Tết năm nay tình trạng buôn bán, sử dụng pháo nổ có dấu hiệu hết sức phức tạp. Các đối tượng buôn bán pháo chủ yếu đưa pháo từ Trung Quốc qua tuyến Lào, Campuchia vào Tây Nguyên và các tỉnh lân cận tiêu thụ, chứ ít đi theo con đường biên giới phía Bắc vào như các năm trước.

Sau hơn 20 năm cấm đốt pháo nhưng tâm lý không ít người dân Việt vẫn nhớ tiếng pháo các dịp cưới hỏi, Tết nhất. Tại TP. Pleiku, có nhà hàng khi tổ chức lễ cưới đã kéo bong bóng nổ lốp bốp thay tiếng pháo. Một số người, trong đó có cả người hiểu biết pháp luật vẫn lén lút mua pháo đốt “cho vui cửa vui nhà”. Có trường hợp biết đốt pháo sẽ bị xử phạt song vẫn chấp nhận bị phạt để đốt pháo.

Vì sao nạn mua bán, vận chuyển pháo vẫn không chấm dứt triệt để? Nhiều người cho rằng chế tài xử phạt của pháp luật còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Nhiều trường hợp vi phạm chỉ bị nhắc nhở hoặc xử lý hành chính. Đặc biệt, lực lượng chức năng thường khó truy tìm người thực hiện hành vi này do người dân chủ động đến nơi vắng vẻ, ra ngoài nơi công cộng để đốt pháo.

Nhằm ngăn chặn việc đốt pháo và những hậu quả đau lòng do pháo gây ra, thiển nghĩ đã đến lúc Nhà nước cần có chế tài mạnh, đủ sức răn đe, nhất là đối với những người vận chuyển và mua bán pháo các loại. Cũng cần quy trách nhiệm cho lực lượng chức năng kiểm soát thị trường để xảy ra hàng lậu hoành hành, nhất là pháo nổ. Vì sao người dân dễ dàng mua được pháo các loại mà lực lượng Quản lý Thị trường không phát hiện ra? Việc để các loại hàng hóa nguy hiểm bày bán vào dịp Tết, gây những hậu quả khôn lường là vấn đề đáng báo động vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG