The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cách chọn và bảo quản thực phẩm an toàn ngày Tết
04/02/2016 - Lượt xem: 4409
Tết Nguyên đán là dịp có số người bị ngộ độc thực phẩm nhiều nhất trong năm do vi khuẩn và hóa chất bảo quản. Để tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong dịp Tết và người tiêu dùng nên chủ động biết cách chọn và bảo quản những thực phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Phổ biến nhất là các món giò chả, nem chua, tôm chua, dưa món… rất hấp dẫn nhưng chúng ta cần phải chú ý đến việc người bán thường sử dụng hàn the và chất tẩy trắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên mua các loại thực phẩm này ở những nơi tin cậy như các cửa hàng có thương hiệu, có uy tín hoặc siêu thị. Sản phẩm phải ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có ghi thành phần, ngày sản xuất và hạn sử dụng, cũng như có số điện thoại để liên lạc. Nên mua các loại thực phẩm có bao gói riêng để dễ bảo quản, không bị lẫn mùi với thức ăn khác và tiện sử dụng.

Thực phẩm tươi sống nên chọn loại thịt đã được kiểm dịch, thịt tươi mới màu hồng.
Ảnh: Đỗ Thoa

Với bánh, mứt, kẹo bạn có thể mua nhiều vì để được lâu. Các thực phẩm chế biến sẵn như giò chả, nem chua, tôm chua... nên mua ở những cửa hàng quen lâu năm, hàng mới làm và cần được bảo quản trong tủ lạnh.

Với thực phẩm tươi sống, như thịt bò, thịt lợn nên chọn thịt đã được kiểm dịch, thịt tươi mới màu hồng, mỡ trắng hồng, da trắng sạch, mùi còn tươi, ấn thịt vào chắc và đàn hồi, nếu có xương thì thịt dính chặt vào xương.

Tôm, cá là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt nếu còn tươi, nhưng khi bị ươn sẽ khó lưu trữ. Cá tươi có màu hồng, mang cá đỏ hồng, ấn thịt chắc và đàn hồi, bụng không vỡ. Tôm tươi đầu còn dính chặt vào thân, thịt chắc, dính vào vỏ. Khi chưa sử dụng, những loại thực phẩm này cần bảo quản đông lạnh ngay.

Với rau, trái cây, khi mua nên chọn rau còn cuống lá, không nên mua các loại rau còn rễ, bám đất vì nguồn vi sinh từ đất dễ gây hư hỏng rau, củ.

Riêng các loại thực phẩm chế biến sẵn dạng đóng hộp khi mua nên nhìn kỹ hạn sử dụng, không mua những hộp bị móp méo hoặc bị phồng.

Cách bảo quản để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon

Lựa chọn thực phẩm đúng cách đã khó và cách bảo quản thực phẩm như thế nào để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, không bị hỏng cũng là một vấn đề được nhiều bà nội trợ quan tâm.

Tủ lạnh là vật dụng tiện nghi trong mỗi gia đình, tuy nhiên chúng ta không nên quá phụ thuộc vào tủ lạnh mà mua quá nhiều thực phẩm dự trữ bởi như vậy sẽ giảm đi độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Do tâm lý của người Việt Nam là “no ba ngày tết” nên ai cũng dự trữ nhiều thực phẩm…và  hầu như tất cả các sản phẩm được dự trữ một cách thủ công, để vào tủ lạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thức ăn tết thường được chế biến và dự trữ để ăn nhiều ngày nên rất dễ bị ôi thiu, mốc kể cả để trong tủ lạnh, tủ đá nếu không đúng cách, vì vậy, không nên mua, dự trữ và nấu quá nhiều thức ăn chế biến sẵn trong ngày Tết.

Thực phẩm sau khi mua về phải làm sạch và bảo quản đúng cách như sau: Với các loại thịt, cá, hải sản bạn nên rửa sạch và cho vào từng hộp để tránh lẫn mùi vị và tiện sử dụng. Riêng cá sau khi mua về nên cắt đầu, bỏ mang, bỏ ruột rồi đóng gói riêng, sau đó bảo quản trong ngăn đá (-18 độ C). Số lượng thực phẩm mỗi hộp đủ dùng cho từng bữa bởi sau khi rã đông nên chế biến hết chứ không nên cho vào ngăn đá trở lại. Thời gian lưu giữ được khoảng 2 tuần.

Với những loại quả gia vị như: ớt, cà chua, dọc, dứa... trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, mọi người cần rửa sạch, loại bỏ những quả tì vết, ấn lõm mềm, không cứng và có dấu hiệu thối hỏng; sau đó, cho vào một túi đóng kín, buộc lại và cho vào ngăn rau củ.

Rau củ quả cần làm sạch trước khi bảo quản. Ảnh: Đỗ Thoa

Với các loại củ, quả chỉ gọt vỏ trước khi chế biến hoặc trước khi ăn. Nếu mua các loại đã được bảo quản trong tủ lạnh thì về nhà cũng phải bảo quản trong tủ lạnh. Với các loại rau củ quả không gọt vỏ, khi ăn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng. Các loại rau, củ quả như: súp lơ, su hào, bắp cải, cà rốt nếu muốn bảo quản lâu, sau khi bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch cho vào bao xốp buộc kín lại rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Đối với các thực phẩm khác như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn thì tốt nhất bọc giấy bóng bên ngoài và bảo quản trong tủ lạnh ngăn thịt. Nếu không có tủ lạnh, cần phải sơ chế qua rồi bảo quản theo dự định nấu ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết cần được lưu ý như bánh chưng không nên bảo quản tủ lạnh vì bị lại gạo. Bánh nên treo chỗ thoáng mát, tránh chỗ nóng hay ẩm ướt. Các loại củ không nhất thiết bỏ vào tủ lạnh, chỉ cần xếp xuống sàn nhà chỗ râm mát như gầm giường, gầm chạn… có thể giữ được đến 12 ngày. Nếu không có tủ lạnh, rau ăn lá cho vào túi ni lông đục lỗ và để nơi khô, mát.

Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần chỉnh lại nhiệt độ (tăng độ lạnh), nếu không đủ độ lạnh, thức ăn sẽ mau hư. Đặc biệt, người dân nên bỏ thói quen để nguyên đĩa, bát đựng thức ăn thừa không đậy nắp cho vào tủ lạnh bảo quản vì dễ làm tủ lạnh bị ô nhiễm. Do thức ăn không đậy kín, mùi đồ ăn và chất mặn bốc hơi được hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn. Vi khuẩn từ các đồ ăn chưa được làm sạch tươi sống sẽ lây nhiễm vào các đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh. Điều này có thể khiến người sử dụng bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc khi mang đồ ăn chín ra ăn mà không đun nấu lại.

Bên cạnh đó, thói quen đi chợ mua trứng gà, vịt về vẫn còn bám dính vết bẩn từ chuồng nuôi; rau quả chứa hóa chất từ lượng phân bón dư cho tới thuốc trừ sâu; thịt, cá chứa vi khuẩn gây nhiều loại dịch bệnh khác nhau... cứ xếp vào tủ, không cho vào từng túi ni lông hay hộp chứa riêng sẽ khiến tủ lạnh thành ổ chứa vi trùng và dịch bệnh. Thịt cá tươi muốn để lâu nên bảo quản lạnh từ 0°C - 4°C. Giò chả nếu nguyên chiếc phải bảo quản ở 0°C - 7°C, dùng được 7 - 10 ngày.

Giò chả, nem chua là những loại thực phẩm rất dễ hỏng, thiu nếu nhà bạn không có tủ lạnh. Để bảo quản cần lột hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả, nem chua trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.

Có một mẹo nhỏ cho các bà nội trợ, nếu cần phải rã đông gấp thì cho ngay thực phẩm cần rã đông vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh.

Cuối cùng là tận dụng thực phẩm sau ngày Tết: Nếu sau Tết, nhà bạn còn nhiều đồ ăn dư như thịt gà, giò lụa, chả quế…  Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị cho gia đình bằng những tô bún thang, hay đĩa nem cuốn. Thịt gà dùng để ninh nước dùng chan bún, còn giò lụa hay chả quế thì băm nhỏ làm nhân nem.

(Theo ĐCSVN)

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG