The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống góp phần bảo vệ chính trị nội bộ
02/11/2017 - Lượt xem: 2253
Mặc dù chưa đề cập đến thuật ngữ “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” của cán bộ, đảng viên, nhưng ngay từ khi thành lập Liên đoàn những người cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ đảng của giai cấp công nhân.
Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản nêu rõ: “Mỗi cơ quan của Liên đoàn phải thi hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn của Liên đoàn và tăng cường hoạt động của Liên đoàn”(1). Từ đó, C.Mác đã cảnh báo về sự tha hoá, suy thoái, biến chất từ bên trong, từ nội bộ tổ chức của những người cộng sản: “Những phần tử thù địch trong nội bộ Quốc tế, họ sẽ phá hoại phong trào ở tất cả các nước mà họ đó có được mảnh đất đứng chân”(2). Những quan điểm này đã được C.Mác và Ph. Ăng-ghen thực hiện nhất quán trong hoạt động của mình, góp phần quan trọng về lý luận và thực tiễn cho các đảng cộng sản sau này vận dụng, phát triển.

V.I.Lê-nin quan niệm điều quan trọng trước tiên của đảng cộng sản là đề ra cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn; tổ chức, tập hợp lực lượng, động viên quần chúng giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng. Để làm được điều đó, trước hết phải tiến hành công tác bảo vệ tư tưởng chính trị, tạo ra sức mạnh ngay trong hàng ngũ của Đảng. V.I.Lê-nin yêu cầu: “Trước hết, cần phải xây dựng sự thống nhất vững chắc về mặt tư tưởng, loại trừ những sự bất đồng ý kiến và sự mơ hồ về tư tưởng trong mọi trường hợp và trong bất cứ kết cục nào của cuộc đấu tranh”(3). Khi đảng cộng sản cầm quyền, đứng trước sự tha hóa của một số cán bộ, đảng viên, V.I.Lê-nin đã ban hành chỉ thị thanh Đảng, kiên quyết loại bỏ những kẻ gây ra bè phái, các phần tử tuyên truyền chống đảng; những kẻ gian giảo, quan liêu, không trung thực, nhu nhược, xu nịnh, luồn lọt, tham ô, bọn người chỉ biết lập ra hết ban này ban nọ mà không làm… ra khỏi Đảng.

Hồ Chí Minh luôn yêu cầu một đảng cách mạng thì phải giữ chủ nghĩa cho vững, phải có lý luận tiên phong dẫn đường, kiên quyết chống mọi biểu hiện xa rời nguyên tắc, khuynh hướng cải lương. Người viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”(4). Khi đã có lý luận, muốn nhân dân ủng hộ, tin theo thì đảng phải quyết định vấn đề cho đúng và dám chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình; thường xuyên chỉnh đốn lại Đảng, loại bỏ những thói hư, tật xấu trong mỗi cán bộ, đảng viên. “Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”(5). 

Chỉnh đốn Đảng là công việc được Đảng ta thường xuyên quan tâm, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng. Song, có lẽ chưa bao giờ vấn đề này lại có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa then chốt, quyết định đến vận mệnh của Đảng, của chế độ như hiện nay. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo”. Nhìn một cách tổng quát, từ khi đổi mới đến nay, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thuật ngữ “suy thoái về tư tưởng chính trị” chính thức được sử dụng trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn… Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ”(6). Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) xác định vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất của công tác xây dựng đảng là “kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, “nếu không sửa chữa được sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”(7). Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 4 về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”. Đảng ta nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn”. Những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng nếu không ngăn chặn kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường. Đảng ta chỉ rõ: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ta biểu hiện “suy thoái về tư tưởng chính trị” và “suy thoái về đạo đức, lối sống” thường đi liền với nhau và quan niệm về mức độ, tính chất nguy hại gần như nhau. Giữa tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống có mối quan hệ biện chứng với nhau và đều nhằm hướng tới bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh của cán bộ, đảng viên. Bởi lẽ, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên bao giờ cũng chứa đựng những nội dung tư tưởng chính trị và phục tùng nhiệm vụ chính trị của Đảng. Ngược lại, tư tưởng chính trị cũng có tác dụng củng cố, bảo vệ, cổ vũ, chi phối các hành vi đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, có thể nhận diện suy thoái tư tưởng chính trị thông qua suy thoái đạo đức, lối sống và cũng có thể nhận diện suy thoái đạo đức, lối sống thông qua suy thoái tư tưởng chính trị. Thực tế trong đội ngũ cán bộ, đảng viên thời gian qua cho thấy, có không ít trường hợp suy thoái về đạo đức, lối sống do bị tiêm nhiễm bởi lối sống cá nhân, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể. Từ đó, dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích. Hoặc cũng có trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị thông qua lời nói, hành động vi phạm kỷ luật, vi phạm các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng xuất hiện trước và là nguyên nhân đưa đến suy thoái về đạo đức, lối sống.

Quan điểm của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của đảng và bảo vệ chính trị nội bộ của cán bộ, đảng viên. Nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa suy thoái tư tưởng chính trị với suy thoái về đạo đức, lối sống là phương pháp để từng cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, đánh giá, thực hiện các biện pháp bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay.

Một là, đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Từng cấp ủy phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên. Gắn xây dựng quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ của từng giai đoạn cụ thể.

Hai là, gắn việc thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ với các quy chế, các khâu của công tác cán bộ. Xử lý tốt mối quan hệ giữa lịch sử chính trị với vấn đề chính trị hiện nay, chú trọng vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên, coi đó là cơ bản, trực tiếp và quyết định. Đảng cầm quyền thì đảng viên được bố trí nắm giữ các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành. Quyền lực chính trị bao giờ cũng gắn với quyền lực kinh tế; phẩm chất chính trị lúc nào đi liền với phẩm chất đạo đức, lối sống. Do đó, quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, đề phòng, đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng suy thoái trong cán bộ, đảng viên là nhằm bảo vệ nội bộ Đảng. Tập trung thẩm định, rà soát tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác quản lý đảng viên, đưa công tác này vào nền nếp, có thực chất; đặc biệt chú trọng quản lý những đảng viên là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý của cơ quan có thẩm quyền nơi cán bộ, đảng viên công tác với quản lý của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nơi cư trú. Quản lý đảng viên cần tập trung vào những nội dung như: phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện nhiệm vụ chính trị nơi công tác, nghĩa vụ công dân nơi cư trú; các mối quan hệ xã hội của cán bộ, đảng viên, nhất là ngoài giờ hành chính, ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị...

Bốn là, nghiên cứu hoàn thiện và thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của Đảng, chính quyền các cấp. Mặt trận và các đoàn thể quần chúng không chỉ có nhiệm vụ vận động đoàn viên, hội viên thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật mà phải làm tốt vai trò đại biểu ý kiến của các thành viên và trở thành người đại diện thực tế trong cơ chế làm chủ của nhân dân. Trong đó, đặc biệt chú ý ba vấn đề: Cơ cấu cán bộ của mặt trận và đoàn thể; cụ thể hóa kinh phí hoạt động và tạo cơ chế thực sự có hiệu lực để mặt trận và đoàn thể tham gia giám sát, phản biện, nói lên tiếng nói thật của mình.

Năm là, tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ trong Đảng. Đảng lãnh đạo xã hội thì Đảng phải là tấm gương về xây dựng cơ chế và thực hành dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng để các tổ chức trong hệ thống chính trị noi theo, làm theo. Đảng ta là đảng cầm quyền và sự cầm quyền đó luôn được đặt trong mối liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình, vậy thực hành, phát huy dân chủ trong Đảng phải luôn đi trước, tạo cơ chế, khuôn mẫu, mực thước để nhân dân thực hành quyền dân chủ. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy dân chủ trong Đảng để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì còn không ít cán bộ, đảng viên tuy có nhận thức đúng về thực hành, phát huy dân chủ nhưng chỉ là trên lý thuyết, còn trên thực tế, nhận thức đó chưa biến thành hành động cụ thể, nói không đi đôi với làm, thậm chí nói một đường làm một nẻo.

-----------------------------------------------------

(1), (2). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.1995, t.2, tr.181. (3).V I Lênin: Toàn tập, Nxb.TB, M.1980, t.23, tr.84.(4), (5). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr. 267-268; t.5, tr.252.(6). Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII.(7). Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG