The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nhà nước cần có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho báo chí phát triển
21/03/2016 - Lượt xem: 3134
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, chiều 21/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật báo chí (sửa đổi).

 

Chiều 21/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường

Tại phiên họp này, Quốc hội nghe Tờ trình về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020. Trong đó, Chính phủ đề nghị điều chỉnh đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa giảm hơn 52.000 héc-ta, khoảng 400 nghìn héc-ta đất lúa được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa. Về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Hiện nay, nguồn cung gạo trong nước đang dư thừa, thị trường xuất khẩu gạo bị thu hẹp do một số quốc gia là bạn hàng truyền thống nhập khẩu gạo của Việt Nam dần tự chủ được sản xuất lương thực. Diện tích đất trồng lúa mà Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng chủ yếu là phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị, xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích điều chỉnh giảm hơn 52.000 héc-ta đất trồng lúa, trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm hơn 92.000 héc-ta là diện tích đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị thoái hóa, sản xuất lúa kém hiệu quả so với các cây trồng khác, nhất là chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm. Báo cáo cũng đề xuất điều chỉnh quy hoạch đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất khu công nghiệp, khu kinh tế; đất phát triển hạ tầng và đất quốc phòng an ninh.

Cho ý kiến vào dự án Luật báo chí (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông, báo chí truyền thống đang đứng trước sự cạnh tranh thông tin rất lớn. Dự thảo Luật sửa đổi lần này cần được xây dựng trên thực tiễn này, đồng thời đề nghị Nhà nước cần có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho báo chí phát triển theo hướng tự chủ, năng động hơn để tạo nguồn thu. Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, so với lần trước, dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp này đã được tiếp thu tương đối đầy đủ. Đến nay, các điều khoản đã được góp ý, chỉnh sửa hợp lý hơn và các vấn đề đã được giải trình rõ ràng hơn. Theo đó, dự thảo Luật bổ sung một số quy định phù hợp với đặc điểm của trang thông tin điện tử tổng hợp, còn mạng xã hội để văn bản pháp luật khác điều chỉnh. 

Dự thảo quy định, nhà báo là những người hoạt động báo chí, được cấp thẻ nhà báo. Tuy nhiên, một số đại biểu băn khoăn, với những người đang hoạt động báo chí mà chưa được cấp thẻ nhà báo thì quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào, điều kiện tác nghiệp ra sao thì dự thảo Luật chưa làm rõ. Hiện nay, lực lượng này có khá đông ở các cơ quan báo chí. Thực tế về mặt nghiệp vụ, những người có thẻ và chưa có thẻ đều tác nghiệp như nhau trước đòi hỏi của công việc. Do đó, đề nghị có quy định điều chỉnh đối với đối tượng này nhằm bảo vệ quyền tác nghiệp của họ. Các đại biểu cũng đề nghị lược bỏ các giấy phép theo hướng đơn giản hơn các thủ tục hành chính trong quản lý báo chí.

Về quy định cấp thẻ nhà báo, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang, (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nên xem thẻ nhà báo là thẻ hành nghề và đề nghị bỏ quy định 5 năm phải đổi thẻ một lần. Vấn đề quan trọng ở đây là quản lý việc sử dụng thẻ và thu hồi thẻ đúng quy định. Băn khoăn về khó khăn của các cơ quan báo chí trong bối cảnh truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang đề nghị việc sửa đổi luật lần này, các cơ quan báo chí mong chờ nhà nước có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho báo chí phát triển, không phải bằng việc bao cấp mà bằng cơ chế để cơ quan báo chí để có thể tự chủ và năng động hơn, tạo ra nguồn thu. Các hình thức tạo nguồn thu cho kinh tế báo chí cần có quy định mở để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông và kinh tế thị trường.

Phân tích loại hình hoạt động của cơ quan báo chí, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho rằng: Dự thảo Luật xác định cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu. Quy định như vậy chưa bao quát hết và chưa phù hợp với đối tượng được thành lập cơ quan báo chí tại điều 14. Theo báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông, cả nước có trên 800 cơ quan báo chí với gần 1.500 ấn phẩm, 68 đài phát thanh- truyền hình. Các cơ quan báo đài hiện nay được nhà nước bao cấp hoặc một phần. Để giảm gánh nặng cho nhà nước và nâng cao chất lượng báo chí, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị xác định rõ trong Luật 3 loại hình báo chí: Một là, một số cơ quan báo chí của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội được đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Hai là, các cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình hoạt động có thu cần đảm bảo cân đối thu chi. Ba là, các cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình kinh doanh có điều kiện cần thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước như các doanh nghiệp thuộc khối văn hóa".

 

Sáng mai 22/3, Quốc hội sẽ nghe các báo cáo công tác nhiệm kỳ của của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG