The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Những hậu duệ hoàng gia Singapore sống đời giản dị
28/10/2020 - Lượt xem: 1611
Trong xã hội Singapore hiện đại, rất khó để nhận ra những người mang dòng máu hoàng gia bởi họ trông bình thường và cũng chỉ làm các công việc phổ thông.

Họ là hậu duệ của một nhà vua ở thế kỷ 19, người đã nhường quyền kiểm soát hòn đảo cho nước Anh. Tuy nhiên, rất ít người dân Singapore ngày nay còn biết đến dòng dõi này, điều khiến Tengku (Hoàng tử) Shawal, 51 tuổi, cảm thấy vô cùng trăn trở.

"Họ vẫn tồn tại ư?" là câu trả lời mà Shawal thường nhận được khi ông nói với mọi người rằng ông thuộc dòng dõi Sultan Hussein Shah, người đã ký hai hiệp ước với Anh làm tiền đề dẫn tới sự thành lập đất nước Singapore hiện đại. Sultan là tước hiệu chỉ vua ở các xứ mà Hồi giáo chiếm đa số.

Tengku Shawal cầu nguyện bên cạnh bia mộ cụ cố của mình, Tengku Alam. Ảnh: Reuters.

Tengku Shawal cầu nguyện bên cạnh bia mộ cụ cố của mình, Tengku Alam. Ảnh: Reuters.

Shawal là một trong số rất ít người Singapore còn mang tên chứa kính ngữ Tengku, có nghĩa "hoàng tử" hay "công chúa" trong tiếng Malaysia, và có liên hệ với Sultan.

Cho tới đầu thế kỷ 21, vài người trong số họ vẫn sống trong nơi ở của tổ tiên, một cung điện đông đúc, đổ nát, trước khi bị trục xuất bởi chính phủ Singapore muốn biến cung điện tổ tiên họ để lại thành một viện bảo tàng.

Chính phủ lúc bấy giờ cho biết 79 hậu duệ, trong đó 14 người đang sống trong cung điện, đã được đề nghị trả trợ cấp như một phần của thỏa thuận thời thuộc địa nhằm chu cấp cho các thành viên gia đình Sultan. Nhiều người khác hiện sống ở nước ngoài.

Tên của những người thụ hưởng hợp pháp không được công khai, gây khó khăn cho việc xác minh nhân thân hoàng gia.

Chính phủ Singapore, đã điều hành đất nước liên tục kể từ khi thành lập nhà nước độc lập năm 1965, cho biết tất cả trừ một khoản tiền thanh toán đã được thực hiện nhưng không thể chia sẻ thêm chi tiết về những người thụ hưởng.

Shawal có sở hữu giấy tờ từ chính phủ xác định ông là người thụ hưởng khoản trợ cấp dành cho thành viên gia đình Sultan. Shawal cho biết ông vẫn thường xuyên tới thăm bảo tàng mà trước đây là cung điện của dòng tộc tại Kampong Glam, khu di sản Mã Lai tại Singapore.

Bản sao của một huy hiệu hoàng gia mà Tengku Shawal tự làm để đeo. Ảnh: Reuters.

Bản sao của một huy hiệu hoàng gia mà Tengku Shawal tự làm để đeo. Ảnh: Reuters.

Dù đối mặt với những khó khăn riêng như thu nhập bị cắt giảm và công việc trong ngành hậu cần của ông có nguy cơ không còn do đại dịch Covid-19, Shawal vẫn dành công sức nhằm giữ mạch sống cho di sản hoàng gia, thông qua việc mặc trang phục hoàng gia hay tham dự các sự kiện ăn mừng truyền thống.

Nhưng để đạt được sự công nhận rộng rãi hơn thực sự là một thách thức lớn. Những hậu duệ khác giống như Shawal, người không muốn sống mãi trong quá khứ, người lại bị những khó khăn của cuộc sống hiện tại cuốn đi.

"Chúng tôi không phải một vương triều. Bạn có phải con cháu của hoàng tộc hay không cũng chẳng quan trọng", Tengku Indra, nhà tư vấn 67 tuổi, người sống trong khuôn viên cung điện khi còn nhỏ, cho biết. "Điều quan trọng là bạn phải kiếm sống được nhờ tài năng và đức độ thay vì hưởng một danh xưng được gán cho nhờ địa vị tổ tiên".

Indra được mô tả là cháu nhiều đời của Sultan Hussein trong một bài báo của tổ chức di sản liên kết với chính phủ Friends of the Museums Singapore hồi năm ngoái. Con trai Indra, Tengku Azan, 40 tuổi, là doanh nhân.

Theo Azan, các thế hệ về sau sẽ không còn quan tâm nhiều tới lịch sử của Sultan. "Quá khứ bị đẩy vào dĩ vãng và không còn được nuôi dưỡng", anh nói.

Với những cựu cư dân cung điện khác, cuộc sống ở thế giới bên ngoài là một sự thức tỉnh.

Tengku Faizal, 43 tuổi, cho biết anh rời cung điện vào năm 1999, nhận làm lao công cho một chung cư và thường xuyên bị chêu trọc là "hoàng tử chuyên xử lý rác".

Tengku Shawal viết ghi chú bên cạnh danh sách các hậu duệ Sultan. Ảnh: Reuters.

Tengku Shawal viết ghi chú bên cạnh danh sách các hậu duệ Sultan. Ảnh: Reuters.

Anh hiện là tài xế taxi nhưng cuộc sống rất khó khăn và phải nhận hỗ trợ tài chính để trang trải chi phí nuôi con. Muốn giúp đỡ chồng, vợ Faizal nhận làm bán thời gian cho một cửa hàng thức ăn nhanh McDonald.

"Chúng tôi không thông minh, chúng tôi không giàu", Faizal nói bằng tiếng Anh. "Chúng tôi chỉ có danh xưng mà thôi".

Tại nước láng giềng Malaysia, một quốc gia quân chủ lập hiến, nơi các Sultan vẫn đóng vai trò tích cực trong đời sống cộng đồng, những cái tên chứa kính ngữ phổ biến hơn rất nhiều.

Trong 7 hậu duệ của Sultan mà Reuters phỏng vấn, Shawal là người hăm hở nhất với di sản hoàng gia. Tuy nhiên, bản thân ông cũng băn khoăn về việc truyền lại "gánh nặng" tước vị hoàng gia và không trao nó cho con gái lúc mới sinh.

Nhưng giờ đây, 27 tuổi và làm việc cho một công ty công nghệ sinh học, Công chúa Puteri đã lấy lại tước vị Tengku. Tuy nhiên, Puteri cũng nhận thấy rằng việc giải thích về dòng dõi hoàng gia của mình thực sự là thách thức lớn tại một quốc gia mà phần lịch sử này hầu như đã bị lãng quên.

"Phần nào đó trong tôi cảm thấy buồn bởi tôi phải giải thích mình là ai, nhưng khi họ nhìn thấy Hoàng tử Harry, họ biết ngay đó là một hoàng tử", cô nói, đề cập tới cháu trai nổi tiếng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Theo Vnexpress

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG