The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Gió chướng" thời hậu Mùa xuân A-rập
09/01/2014 - Lượt xem: 2911
QH Tuy-ni-di bắt đầu tiến hành việc phê chuẩn hiến pháp mới, bước quan trọng tiến tới chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài giữa đảng Hồi giáo Ennahda cầm quyền và các đảng thế tục đối lập vốn đe dọa tiến trình chuyển tiếp ở quốc gia Bắc Phi này.

Ðây cũng là những bước cuối cùng nhằm giúp Tuy-ni-di "hoàn thành sứ mệnh" thiết lập một nền dân chủ đầy đủ ở quốc gia từng là nơi khởi nguồn của "Mùa xuân A-rập". Những diễn biến căng thẳng ở Tuy-ni-di trong suốt ba năm qua kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình ở hàng loạt nước Trung Ðông, Bắc Phi cho thấy, thời hậu "Mùa xuân A-rập" đầy biến động và bất ổn, để lại những "vết thương sâu" trong lòng xã hội các nước trong khu vực.

Ðất nước Tuy-ni-di, nơi khởi đầu của "Mùa xuân A-rập" đã trải qua thời gian dài bất ổn và căng thẳng kể từ sau khi Tổng thống B.A-li bị lật đổ. Ðảng Ennahda giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên vào ngày 23-10-2011, song đã liên tiếp phải đối mặt các cáo buộc từ phe đối lập. Quốc gia Bắc Phi này rơi vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kể từ sau vụ một chính trị gia đối lập bị ám sát hồi tháng 8-2013. Mâu thuẫn giữa đảng Hồi giáo cầm quyền và các đảng thế tục đối lập đã đẩy Tuy-ni-di vào bế tắc chính trị, kéo theo biểu tình triền miên. Chưa kể, dòng người biểu tình ở Tuy-ni-di được cho là cũng bị "kích động" bởi làn sóng lật đổ chính quyền của Tổng thống Mo-xi ở Ai Cập hồi đầu tháng 7-2013. Ngày 6-8-2013 đã mở màn cho làn sóng biểu tình của hàng vạn người dân Tuy-ni-di ở thủ đô đòi chính quyền đương nhiệm từ chức. Ðảng Hồi giáo cầm quyền bị cáo buộc yếu kém trong việc ngăn chặn các tay súng cực đoan và quản lý kinh tế. Và để tránh đi vào "vết xe đổ" của chế độ Mo-xi ở Ai Cập, chính phủ do đảng Hồi giáo Ennahda lãnh đạo ở Tuy-ni-di đã buộc phải thỏa hiệp, chấp nhận có thêm đại diện của các phe phái trong liên minh cầm quyền. Tuy nhiên, việc các bên đã không thể nhất trí về nhiều vấn đề khiến tiến trình thành lập chính phủ ở Tuy-ni-di đã hai lần bị "lỡ hẹn", lần lượt vào các ngày 2-11 và 4-11-2013. Tiến trình hình thành hiến pháp diễn ra chậm và không ổn định.

Ðã tròn ba năm kể từ khi người bán hàng rong tại Tuy-ni-di tự thiêu, châm ngòi cho làn sóng biểu tình bạo lực tưởng chừng "đốt cháy" khu vực Trung Ðông, Bắc Phi. "Cuộc cách mạng hoa nhài" ở Tuy-ni-di đã thổi bùng "cuộc cách mạng" được biết đến với tên gọi "Mùa xuân A-rập". Tuy nhiên, những thành quả vốn được phương Tây vẽ ra của "Mùa xuân A-rập" đến nay vẫn chỉ là ảo ảnh. Sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử hiện đại của người A-rập này đã kéo theo sự sụp đổ của nhiều chế độ và những biến động chính trị - xã hội sâu sắc ở nhiều quốc gia. Niềm hân hoan trước sự sụp đổ của các chế độ bị cho là "độc tài" chưa được bao lâu đã nhanh chóng bị thay thế bởi sự cay đắng bởi bạo loạn, xung đột kéo dài.

Tại khu vực này, thời hậu "Mùa xuân A-rập" đã phải chứng kiến cuộc đọ sức quyết liệt giữa phe tôn giáo và phe thế tục. Các chính đảng được sự ủng hộ của phe Hồi giáo chính trị, vốn giành thắng lợi ngoạn mục sau "Mùa xuân A-rập", lên nắm quyền thông qua bầu cử ở Ai Cập, Tuy-ni-di. Tuy nhiên, trước sự cầm quyền mang nặng màu sắc tôn giáo của các phe Hồi giáo, lực lượng thế tục bắt đầu "phản công" và muốn làm thay đổi cục diện. Mâu thuẫn, xung đột phe phái đã cuốn các nước này vào vòng xoáy bạo lực. Ước tính, khoảng 180 nghìn người đã thiệt mạng sau ba năm kể từ khi bùng phát "Mùa xuân A-rập" ở Trung Ðông, Bắc Phi.

Có thể nói, "Mùa xuân A-rập" đã làm cho việc thay đổi chế độ ở một số nước dễ dàng hơn nhiều so với việc xây dựng các chế độ dân chủ mới. Xung đột, bất ổn chính trị đẩy các nước như Li-bi, Ai Cập, Xy-ri, Tuy-ni-di vào khủng hoảng và suy thoái kinh tế, làm tổn thất ước tính hơn 800 tỷ USD cho các nước trong khu vực. Hàng triệu người dân đã xuống đường bày tỏ khát vọng về tự do, dân chủ, việc làm và phát triển kinh tế, song cái họ nhận được sau ba năm lại là đau khổ, chết chóc bởi mâu thuẫn, chia rẽ, bạo lực cũng như nhiều vấn nạn ngày càng nhức nhối trong xã hội.

Từng là một trong những "mô hình kiểu mẫu" ở khu vực về "dân chủ", Tuy-ni-di đã phải trải qua biến động chính trị trên con đường tiến tới ổn định. Dù khá chật vật, song việc các phe phái ở Tuy-ni-di mới đây dẹp bỏ bất đồng, bổ nhiệm một nhà kỹ trị làm thủ tướng, đồng thời đạt thỏa thuận về những điểm tranh cãi trong dự thảo Hiến pháp mới đang tạo thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp chính trị dân chủ ở nước này. Tuy nhiên, con đường ổn định và phát triển của Tuy-ni-di nói riêng và các nước trong khu vực nói chung còn dài và đầy chông gai khi phải hứng chịu tác động nặng nề của những "cơn gió chướng" thời hậu Mùa xuân A-rập. 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG