The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: “Mở cửa” đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc, đại quân ta về với đồng bằng
15/04/2015 - Lượt xem: 5809
Sau khi Ban Ma Thuột thất thủ, rồi Kon Tum, Pleiku về tay nhân dân, chiến trường Tây Nguyên rộng lớn được giải phóng, như đánh một đòn chí mạng vào chế độ Việt Nam cộng hòa, làm bộ máy của chế độ cũ không tài nào gượng dậy nổi, mặc dù ngụy quân, ngụy quyền dưới sự hà hơi, tiếp sức của Mỹ đã củng cố, hoặc cố gắng tổ chức những đợt phản công hòng tái chiếm những vùng mà quân ta đã giải phóng. Những ngày cuối tháng 3-1975, chiến trường Tây Nguyên sôi động hẳn lên. Đại quân ta từ cao nguyên giống như những dòng thác lớn đang tràn xuống đồng bằng.

Đèo Ma Đrắc (nguồn: internet)

Nhằm bịt sức tiến công của ta tràn về đồng bằng và sự chia cắt của quân khu, các vùng để tử thủ Ninh Hòa, Nha Trang và giữ Cam Ranh là những vị trí chiến lược quan trọng đang bị ta uy hiếp mạnh, đồng thời không để cho quân khu 1 bị cô lập, Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Phạm Văn Phú tư lệnh quân đoàn 2 phải cố giữ bằng được đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc (đường 21) và Đèo Cả (đường số 1) là nơi địa hình hiểm trở, thuận lợi cho tổ chức phòng ngự.

Đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc trên đường 21 ngăn cách 2 tỉnh Đăk Lăk và Khánh Hòa, đèo dài 15km, chạy quanh co khúc khuỷu theo các triền núi, một bên là vực thẳm, một bên là vách đứng. Trên đèo có nhiều cầu cống, nếu bị phá rất khó khắc phục, nên lữ đoàn 3 lính dù ngụy được địch vội vàng tung lên đây lập tuyến phòng thủ ngăn chặn với trận địa hỏa lực, xe tăng, xe thiết giáp ngụy trang phục sẵn ở các chốt ven đường. Khi quân ta (Trung đoàn 66) hành quân đến chúng dùng súng 12 ly 8 và đại liên gắn trên xe M113 bắn xối xả vào đội hình. Địch còn gọi pháo và cho máy bay oanh tạc dọc đường 1. Trước tình hình đó được sự đồng ý của cấp trên bộ đội ta tạm ngừng phát triển tiến công để làm công tác chuẩn bị, bảo đảm đánh chắc thắng. Ngày 29-3, quân ta đồng loạt nổ súng vào các cụm quân của lữ đoàn dù và cử một đơn vị nhanh chóng cắt đường 21 chặn không cho tiểu đoàn 5 dù chạy về phía sau. Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân ta, tiểu đoàn 5 dù buộc phải tháo chạy về phía đông. Nhưng đại bộ phận tiểu đoàn này đã lọt vào trận địa phục kích của bộ đội ta. Trận đánh diễn ra nhanh gọn, tiểu đoàn 5 dù bị loại khỏi vòng chiến đấu, từ đó làm thế trận của lữ đoàn dù 3 bị lung lay. Chớp thời cơ quân dù đang hoang mang, quân ta lập tức tấn công tiêu diệt tiểu đoàn 6 dù.

Sau khi tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 6 - lực lượng chủ yếu của lữ đoàn dù 3 bị ta tiêu diệt, lực lượng còn lại của đoàn dù 3 đã hoang mang lại càng dao động mạnh, chúng buộc phải rút chạy. Lực lượng của ta được bố trí sẵn đón chúng ở phía đông đèo Phơượng Hoàng bịt chặt con đường rút chạy, lữ đoàn dù 3 vô cùng bối rối bị tấn công tiêu diệt, đến sáng ngày 1-4-1974, lữ đoàn dù số 3 đã bị xóa sổ, lá chắn phía tây Ninh Hòa bị đập tan. Cánh cửa mở xuống đồng bằng đã mở toang. Khó có thể nói hết niềm vui của người lính sau bao nhiêu năm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” khi hành quân đến đỉnh đèo Phượng Hoàng, phía trước là Biển Đông, phía sau là cả một vùng cao nguyên chiến lược bao la vừa được giải phóng... Trên vai nặng trĩu vũ khí trang bị, đôi chân rộp phồng sau những ngày đuổi địch, nhưng ai nấy quên đi mệt nhọc, tất cả đều đi nhanh như chạy... Từ đây, coi như miền Nam đã được giải phóng, chỉ còn chờ thời gian sớm hay muộn nữa mà thôi.

Tại Nha Trang, tin lữ đoàn dù 3 thua trận, tuyến phòng thủ đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc bị phá vỡ, và tàn quân dù ngụy dồn về Nha Trang gây tâm lý thất bại dây truyền làm cho nhiều đơn vị địa phương quân tự động tan rã, nhân viên hành chính bỏ công sở, sĩ quan và lính bảo vệ ở bộ tư lệnh quân đoàn 2 ngụy cũng bỏ trốn về lo di tản vợ con. Ngày 2-4-1975, sau khi đánh tan các chốt của địch trên đèo Dã Tượng, đèo Rù Rì và Đồng Đế, quân ta vượt qua cầu Bóng tiến vào thành phố Nha Trang. Cả thành phố Nha Trang rực rỡ cờ đỏ sao vàng, cờ giải phóng, nhân dân đổ ra đường vẫy cờ hoa, hò reo đón chào bộ đội giải phóng. Ngày 3-4-1975, bộ đội cơ động đánh chiếm quân cảng Cam Ranh, một căn cứ hải quân lớn có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở miền Nam Việt Nam nhanh chóng thuộc về ta. Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi trong niềm vui hân hoan vô bờ bến, thỏa lòng tâm nguyện của người lính giải phóng quân từ Tây Nguyên tiến về giải phóng đồng bằng, từ rừng tới biển, từ chiến khu gian lao vất vả về giải phóng các thành phố huy hoàng của đất nước ta. Đêm đầu tiên sau bao năm xa cách, anh bộ đội giải phóng quân khi trở về với đồng bằng, không ngăn được niềm xúc động, đã thốt nên lời:

Ôi, cái đêm ta về với đồng bằng!  

Lồng ngực căng tràn hương lúa 

Trăng hiểu lòng ta nên trăng rất tỏ 

Gió hiểu lòng ta từng ngọn gió bồi hồi 

Lau khô dần những giọt mồ hôi

Nhưng nước mắt ta đã chảy dài trên má...

 Nhất Gia

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG