The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Trao đổi: Bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương
24/06/2015 - Lượt xem: 2326
Vừa qua, Quốc hội đang thảo luận, thông qua dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương. Dự thảo Luật có hai phương án: Thứ nhất, quận, phường không tổ chức hội đồng nhân dân. Thứ hai, quận, phường vẫn tổ chức hội đồng nhân dân.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật và các tài liệu liên quan, bản thân tôi thấy rằng chưa có một luận cứ hay cơ sở thực tiễn có tính khoa học lý nào giải thích thấu đáo vì sao không tổ chức hội đồng nhân dân quận, phường, trong khi các đơn vị hành chính tương đương khác cũng có tính chất đô thị như thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện vẫn tổ chức hội đồng nhân dân.

Xét trên cơ sở lý luận: Căn cứ vào các Điều 110, 111, 112, 113, 114 Hiến pháp năm 2013, chúng ta thấy việc quy định về tổ chức chính quyền địa phương là rất cụ thể. Theo quy định tại Điều 111, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp... Mặt khác, Điều 113 Hiến pháp ghi rõ: "hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”, là chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ.

Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định rất rõ ở mỗi cấp hành chính đều phải có chính quyền địa phương, còn việc tổ chức như thế nào cho phù hợp, thì chúng ta cần nghiên cứu kỹ và Luật phải quy định cụ thể các vấn đề về cơ cấu, tổ chức bộ máy, nhân sự sao cho phù hợp với thực tiễn, nhằm đảm bảo cho việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.

Ví dụ: Hiện nay, một số nơi đang thí điểm bí thư đảng ủy phường, xã  kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân phường, xã. Vậy tại sao chúng ta không thực hiện bí thư đảng ủy phường, xã kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân (vừa bảo đảm cơ chế Đảng lãnh đạo, vừa bảo đảm cơ chế giám sát).

Về cơ sở thực tiễn: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước, nghĩa là có nhiều việc nhân dân không thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình mà thông qua người đại diện là hội đồng nhân dân. Do đó, nếu không tổ chức hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính nào, nghĩa là bỏ đi một thiết chế làm chủ, gần gũi và gắn bó nhất với người dân trên địa bàn, điều đó đi ngược lại với quan điểm tăng cường quyền làm chủ của nhân dân mà Đảng ta đang chủ trương thực hiện. Mặc dù thực tế có một số nơi hoạt động của hội đồng nhân dân còn mang tính hình thức, thiếu hiệu lực, hiệu quả (nhưng vấn đề này không riêng gì hội đồng nhân dân quận, phường mà diễn ra ở cả cấp xã, cấp huyện và diễn ra ở nhiều cơ quan khác). Song, nguyên nhân là do các cấp tổ chức thiếu cơ chế, chế tài và những điều kiện cần thiết để hội đồng nhân dân phát huy vai trò, chức năng của mình. Do đó, không thể dựa vào một số nơi hoạt động của hội đồng nhân dân không tốt để lấy đó làm cơ sở thực hiện việc không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, phường - tức là không nên thực hiện theo kiểu “không quản lý được thì cấm, không hiệu quả thì bỏ”, mà cần phải nghiên cứu kỹ, có những giải pháp khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân, chỉ nên tinh giản về tổ chức bộ máy, cơ cấu đại biểu đảm bảo để hội đồng nhân dân hoạt động theo đúng chức năng của mình.

Mặt khác, nếu không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, phường thì những đơn vị hành chính có cả quận và phường, tức là hai cấp không có hội đồng nhân dân, “khoảng trống” này là rất lớn, việc thực hiện cơ chế giám sát, dân chủ của nhân dân được thực hiện như thế nào? Vấn đề này đề nghị cần nghiên cứu thật kỹ.

Từ những ý kiến phân tích nêu trên, bản thân tôi thấy rằng cần giữ nguyên mô hình hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân như hiện nay, kể cả quận, phường vẫn tổ chức hội đồng nhân dân.

Trọng Giáp

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG