The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Các giải pháp phòng ngừa và thu hồi tài sản tham nhũng: Đừng để “bình mới, rượu cũ”
29/10/2014 - Lượt xem: 4987
Trong hoạt động phòng, chống tham nhũng (PCTN), việc thu hồi tài sản tham nhũng thường được xem là khâu cuối cùng trong quá trình đấu tranh với một số vụ việc tham nhũng. Tuy nhiên, số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng còn lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, nhân dân.

 Ngày 28/10, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh, Bộ Phát triển quốc tế Anh (UK Aid) tại Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo trước Đối thoại PCTN lần thứ 13 với chủ đề “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng tại Việt Nam”.

 

 

Hội thảo trước Đối thoại PCTN lần thứ 13 với chủ đề “Các giải pháp phòng
 ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng tại Việt Nam”. (Ảnh: TH)


Theo báo cáo công tác PCTN năm 2014 của Chính phủ, qua thanh tra, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 54 vụ tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng, thu hồi 46,9 tỷ đồng (đạt 68,5%, tăng 18,3% so với năm 2013). Lực lượng cảnh sát điều tra các cấp đã thụ lý 415 vụ án về tham nhũng với số tiền thiệt hại trên 6,7 nghìn tỷ đồng, đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 1,5 nghìn tỷ (đạt 22,3%, tăng 14,1% so với năm 2013).

 

Tuy nhiên, theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, việc phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản đang là một thách thức hiện nay. Quy định về pháp luật trong phòng ngừa tham nhũng mới chỉ tập trung ở khu vực công và đối với người có chức vụ quyền hạn, trong khi các mối quan hệ kinh tế - xã hội làm nảy sinh tham nhũng lại không bó hẹp trong khu vực này. Việc thu hồi tài sản tham nhũng đã tăng hơn so với trước nhưng số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng còn lớn, việc thu hồi còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu. Tài sản bị đánh cắp do tham nhũng đang gây thất thoát nghiêm trọng đối với Ngân sách nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công, quản lý phần vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp...Thực trạng đó đang đặt ra những thách thức trong việc thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Theo ông Nguyễn Thanh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề phức tạp, kỹ thuật đặc biệt từ góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước. Bởi quy định về tội phạm tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành vẫn còn khoảng trống so với phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), đặc biệt là chưa hình sự hóa được các tội phạm tham nhũng trong khu vực tư nhân, chưa ưu tiên cao yêu cầu thu hồi tài sản. Bên cạnh đó, hiện nay cách tiếp cận của Việt Nam về xử lý tham nhũng - tội phạm liên quan đến cả yếu tố chức vụ và tài sản, kinh tế - mới tập trung vào xử lý người phạm tội dưới góc độ kinh tế. Hiện nay, chưa có một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, trong đó xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan tham gia.

Do đó, theo ông Tú, cần hoàn thiện thể chế trong nước để tạo cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Trong đó, quy định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục cụ thể để thu hồi tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng.

Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ Ngô Mạnh Hùng cũng thừa nhận: Thời gian qua, chúng ta mới chỉ tập trung thu hồi tài sản tham nhũng bị chiếm đoạt nhưng rất ít thu hồi được tài sản có nguồn gốc tham nhũng, bởi có rất ít thông tin và khó khăn do hoạt động “rửa tiền” ...

Từ thực tế xử lý các vụ án tham nhũng, Phó Vụ trưởng Vụ 1B, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Trương Minh Hạnh chỉ ra, có một số trường hợp người phạm tội cho dù là có khai nhận, nộp lại tài sản tham nhũng thì vẫn phải chịu mức án cao nên họ chấp nhận hình phạt, không chịu khai báo, che giấu tài sản tham nhũng để hưởng lợi.

Vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng và tăng cường khả năng phát hiện, xác định, thu hồi tài sản tham nhũng, cần sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng tăng mức hình phạt tiền, giảm hình phạt tù có thời hạn và các hình phạt khác đối với những đối tượng có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả nhằm rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, tiết kiệm chi phí tố tụng, tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng; không xử lý hình sự, trả lại tài sản cho người đưa hối lộ nếu họ đã tố giác tội phạm về tham nhũng để khuyến khích phát hiện tội phạm. Mặt khác, chú trọng triển khai thực hiện một cách thực chất và có hiệu quả việc kê khai tài sản, thu nhập; tiến tới kiểm soát được tài sản, thu nhập trên thực tế, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa, phát hiện tham nhũng.

Ở khía cạnh khác, ông Jairo Acura-Alfaro, Cố vấn Chính sách về Cải cách hành chính và Chống tham nhũng của UNDP tại Việt Nam thẳng thắn chỉ ra: Theo số liệu thống kê của Thanh tra Chính phủ thì cơ quan này nhận khoảng 12 nghìn đơn thư tố cáo trong 1 năm, cho thấy số lượng người dân tìm đến cơ quan này là rất lớn và không phải vì mong nhận được một cơ chế khuyến khích nào đó của các cơ quan chức năng. Vì vậy, theo ông, không nên nói đến cơ chế khuyến khích cho công dân về mặt vật chất khi tố cáo tham nhũng, thực chất điều quan trọng mà người dân mong muốn là sẽ nhìn thấy kết quả từ dịch vụ công, đây là phần thưởng mà họ mong muốn khi tố cáo và chỉ quan tâm kết quả xử lý tham nhũng có triệt để hay không?

“Câu chuyện này đã thảo luận 7 năm và nói đi nói lại vấn đề này nhưng tình trạng thì vẫn “bình mới rượu cũ”", ông Jairo Acura-Alfaro chia sẻ.

Một số chuyên gia quốc tế cho rằng, cần nghĩ đến cơ chế huy động sự tham gia của quần chúng và xã hội vào PCTN./.

                                                                                                                                        Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG