The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Trên 20 ngàn hộ tham gia trồng mía nguyên liệu
25/12/2016 - Lượt xem: 1879
Ngày 23-12 tại Hội trường 15-9 (huyện Kông Chro) Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phối hợp với Sở Công Thương và UBND huyện Kông Chro tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất mía đường năm 2016 và bàn những giải pháp sản xuất mía đường theo chuỗi giá trị gia tăng bền vững trên địa bàn tỉnh. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành liên quan; lãnh đạo 8 huyện, thị xã có diện tích mía nguyên liệu lớn và đại diện các nhà máy đường thu mua mía cho nông dân…

 

Ảnh: N.D

Ảnh: N.D

Vụ ép mía 2015-2016 toàn tỉnh hiện có 20.000 nông dân trồng mía nguyên liệu tại 12/17 huyện, thị xã, thành phố với diện tích khoảng 38.500 ha, vượt gần 7.000 ha so với quy hoạch đến năm 2020. Có 5 nhà máy, doanh nghiệp chế biến mía đường trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng đầu tư và thu nguyên liệu mía của 17.655 hộ dân với diện tích 32.445 ha, sản lượng mía mua vào 2.089.410 tấn…

Qua thu hoạch đã có 4.700 ha mía năng suất bình quân đạt từ 80-100 tấn/ha, cá biệt một số nông dân trên địa bàn xã Pờ Tó (Ia Pa) đạt khoảng 110- 120 tấn/ha. Các doanh nghiệp và người dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến chăm sóc, thu hoạch…

Đến nay toàn tỉnh chỉ có 608 hộ trồng mía tham gia hình thành 120 cánh đồng mía lớn với diện tích 2.086,2 ha chiếm 5,4% diện tích mía toàn tỉnh… Trong đó, mô hình liên kết sản xuất của 23 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại 4 xã Đông sông Ba, huyện Ia Pa của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai được đánh giá khá cao. 

 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều ý như: diện tích mía cao nhưng sản lượng còn thấp; kỹ thuật thâm canh mía chưa thực hiện đồng bộ; tỷ lệ sử dụng giống cũ đã thoái hóa còn cao; tình trạng tranh mua tranh bán trong vùng nguyên liệu giữa các nhà máy; công tác đánh giá trữ đường và tạp chất chưa công khai, minh bạch… một số hộ dân nhận tiền của nhà máy này nhưng lại bán cho nhà máy khác với mục đích cố tình chiếm dụng tiền đầu tư của nhà máy…

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị các địa phương, nhà máy và Công ty mía đường tập trung rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa người trồng mía với nhà máy, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía… đặc biệt, các nhà máy, doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh tổ chức ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ trực tiếp với người dân từ đầu vụ ép mới…

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG