The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tích cực đầu tư tín dụng cho cây trồng, vật nuôi chủ lực
29/05/2017 - Lượt xem: 1943
Dòng chảy tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Phú Thiện đã trở thành nguồn lực chủ yếu để nông hộ đầu tư lâu dài cho cây trồng, vật nuôi chủ lực như: cây lúa, cây mía, chăn nuôi bò, heo theo hướng thương phẩm. Đồng thời, góp phần hình thành nên các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với quy mô lớn.

Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) là nhà đầu tư quan trọng trên địa bàn huyện Phú Thiện. Thông qua phương thức đầu tư trực tiếp cho nông hộ gắn với việc phát huy thế mạnh, tiềm năng về sản xuất nông nghiệp của địa phương, dòng chảy tín dụng của Agribank Phú Thiện đã lan tỏa mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bà con trang trải chi phí đầu vào, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng diện tích, quy mô. Song song với đó, Agribank đã kết nối với các tổ chức hội-đoàn thể xây dựng mạng lưới Tổ vay vốn hoạt động ổn định, trở thành điểm tựa vững vàng cho hội viên-tổ viên ở cơ sở.  
 

Đàn bò của gia đình chị Thơm (thôn Đoàn Kết, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện).  Ảnh: S.C
Đàn bò của gia đình chị Thơm (thôn Đoàn Kết, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện).

Ở chi hội Nông dân xã Ayun Hạ, Tổ vay vốn thôn Đoàn Kết không đơn thuần là đầu mối tín dụng đáng tin cậy của 45 tổ viên, mà còn là địa chỉ hỗ trợ, dìu dắt hội viên nông dân từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Xét về quy mô tín dụng, tổ vay này có tổng dư nợ xấp xỉ 2 tỷ đồng, bình quân khoảng 50 triệu đồng/tổ viên-một con số khá khiêm tốn. Nhưng tại địa bàn nông thôn, đồng vốn vay nhỏ lẻ này đã được các tổ viên sử dụng hiệu quả. Thông qua việc sinh hoạt định kỳ ở tổ, các tổ viên chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lúa, cây mía, chăn nuôi gia súc.

Đồng thời, mỗi tổ viên đóng góp 700 ngàn đồng để xây dựng quỹ Hội, làm nguồn cho vay xoay vòng hỗ trợ các tổ viên khó khăn. “Đa phần bà con tổ viên ở đây rất chịu khó làm ăn, một khi nhận vốn ngân hàng về là tính toán kỹ càng, chỉ sau 2-3 vụ mía, vụ lúa là đã có dư để trả nợ và tái đầu tư sản xuất. Thêm nữa, bà con chịu khó lấy công làm lời ngay trên đất của mình, hạn chế thuê mướn nhân công để tiết kiệm chi phí. Món vay lớn, nhỏ thế nào thì cũng phải làm cho nó sinh lợi, vì vậy mà hiện nay, đa phần đời sống bà con đã ổn định, giờ chỉ tập trung để làm giàu thôi”-ông Nguyễn Văn Bình-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ayun Hạ, kiêm Tổ trưởng Tổ vay vốn thôn Đoàn Kết, chia sẻ.

Giống như nhiều tổ viên trong thôn Đoàn Kết, ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Thơm bề ngoài đơn sơ nhưng gia chủ không mấy bận tâm bởi đang dồn hết tâm sức phát triển kinh tế gia đình. Năm 2012, ngay sau khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, chị Thơm bắt đầu vay Agribank Phú Thiện 50 triệu đồng để mua bò sinh sản. Từ 2 con bò giống ban đầu, giờ đây trong chuồng đã có 12 con, cả lớn nhỏ. Chị Thơm tận dụng mảnh đất ngay sau nhà trồng cỏ kết hợp nuôi thả đồng bãi. Song song với chăn nuôi, gia đình xoay xở trồng thêm lúa, mì và cho thuê máy cày khi đến vụ. Tất bật, vất vả quanh năm nhưng chị Thơm không nản lòng, bởi như chị bộc bạch: “Mỗi ngày thấy công sức, tiền vốn của mình đầu tư đúng hướng và sinh lãi thì vui lắm. Tự mình làm chủ cho mình nên càng phải nỗ lực hơn để vượt qua khó khăn”.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, năm 2017 Agribank Phú Thiện tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho các loại cây-con chủ lực, góp phần hỗ trợ nông dân tham gia sản xuất cánh đồng mía lớn, cánh đồng lúa một giống và phát triển chăn nuôi hộ gia đình. Đây cũng là Chi nhánh có số dư nợ khá cao về cho vay giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp (hơn 2,1 tỷ đồng/6 khách hàng).

Trao đổi thêm về hiệu quả, vai trò tín dụng nông nghiệp nông thôn, ông Bùi Xuân Thành-Giám đốc Agribank Phú Thiện, cho biết: 100% vốn vay Agribank là đầu tư cho nông hộ, hoạt động sản xuất lúa, mía và chăn nuôi. Với mức vay bình quân 100 triệu đồng/hộ, tỷ trọng cho vay trung-dài hạn chiếm 75-80% tổng dư nợ cho thấy nông hộ rất cần vốn vay dài hơi để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Tính đến nay, tổng dư nợ trên địa bàn là 410 tỷ đồng/4.100 khách hàng dư nợ (chiếm khoảng 25% dân số), tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,5%/tổng dư nợ. Kết quả này phần nào phản ánh độ phủ sóng cũng như hiệu quả tín dụng Agribank ở thị trường này. Về phía Agribank, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho nông dân vay vốn, chúng tôi cũng đã xây dựng phương án trả nợ, trả lãi phù hợp với đặc thù, chu kỳ sản xuất tại chỗ nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho khách hàng. Điều này cũng góp phần xóa tan tâm lý e ngại của người dân khi vay vốn.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG