The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Quốc môn (Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh): Hoành tráng, uy nghi
18/04/2019 - Lượt xem: 1854
Sau 3 năm triển khai xây dựng, công trình Quốc môn (Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh) đã hoàn thành. Với thiết kế bằng vật liệu hiện đại kết hợp lối kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, Quốc môn là công trình có ý nghĩa lớn về chính trị, văn hóa và là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh trong thời gian tới.
Thiết kế hiện đại
 
Quốc môn và các hạng mục hạ tầng là một trong những dự án quan trọng được ưu tiên đầu tư tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Công trình do Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh làm chủ đầu tư, chính thức khởi công vào tháng 8-2016. Với dáng vẻ uy nghi, sừng sững, Quốc môn có chiều dài 46 m, rộng 18 m và cao 33 m, được thiết kế bằng những vật liệu hiện đại. Móng cọc, kết cấu khung, sàn mái được thi công hoàn toàn bằng bê tông cốt thép. Dầm ngang cổng là kết cấu dàn thép ốp tấm bê tông cốt sợi thủy tinh; trong đó, dàn thép có chiều dài 31,5 m, chiều rộng 4,27 m và chiều cao 2,7- 4,1 m. Dầm ngang và các trụ cổng được sơn giả đá tạo vẻ mạnh mẽ, vững chãi. Hai bên trụ cổng được bố trí hệ thống cầu thang bộ và thang máy phục vụ nhu cầu ngắm toàn bộ khu vực Cửa khẩu từ trên cao. Quốc môn cũng đã hoàn chỉnh hệ thống chống sét và điện chiếu sáng vào ban đêm. Giữa Quốc môn là tảng đá tự nhiên khắc dòng chữ “Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh” bằng 2 thứ tiếng Việt-Anh; hai bên được bố trí những cột treo cờ và xung quanh là hệ thống tiểu cảnh trang trí bằng cây xanh.
 
 
Công trình Quốc môn (Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh) đã hoàn thành. Ảnh: H.D
Công trình Quốc môn (Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh) đã hoàn thành. Ảnh: H.D
 
Để có được một cổng quốc gia hoành tráng và uy nghi như hiện nay, Quốc môn đã qua các lần điều chỉnh thiết kế theo chỉ đạo của UBND tỉnh và khuyến cáo của Bộ Xây dựng. Lần điều chỉnh đầu tiên là theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn; theo đó dầm ngang thay vì ngang-ngay-sổ-thẳng như thiết kế ban đầu được điều chỉnh vuốt cong cách điệu theo dáng mái nhà rông, đồng thời thay đổi biểu tượng tại vị trí đặt Quốc huy từ hình dáng hoa sen thành biểu tượng đậm chất Tây Nguyên.
 
Lần điều chỉnh tiếp theo là vật liệu để xây dựng dầm ngang. Theo thiết kế ban đầu, dầm ngang của Quốc môn được làm bằng bê tông cốt thép, nhưng với khẩu độ/độ dài trên 31 m/40 m thì rất khó kiểm soát biến dạng nứt đối với kết cấu bê tông cốt thép. Do đó, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo 2 đơn vị trực thuộc là Cục Giám định Nhà nước và Viện Khoa học Công nghệ xây dựng đề nghị chuyển vật liệu thi công dầm ngang từ bê tông cốt thép sang dầm thép bọc bê tông cốt sợi thủy tinh. Đây là loại vật liệu xây dựng có độ bền cao trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, độ bền kéo gấp 3 lần thép AIII, độ dẫn nhiệt và dẫn điện thấp, không có từ tính và trọng lượng riêng chỉ bằng 1/5 so với bê tông cốt thép. Dầm ngang của Quốc môn được thiết kế cách điệu mái nhà rông, ngoài việc chịu lực còn có công dụng như một cầu vượt giúp du khách có thể quan sát toàn bộ khu vực cửa khẩu; do vậy, việc thay đổi vật liệu nhẹ hơn để giảm trọng lượng là hợp lý và cần thiết.
 
Ông Đỗ Việt Hưng-Phó Giám đốc Sở Xây dựng-nhận định: “Công trình Quốc môn do một đơn vị tư vấn ở địa phương thiết kế, Sở Xây dựng tổ chức thẩm định, phê duyệt; đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Bộ Xây dựng, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình và sự vào cuộc, trực tiếp tham gia thẩm tra thiết kế xây dựng của Viện Khoa học Công nghệ xây dựng. Công trình đảm bảo tính thẩm mỹ, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, đảm bảo yêu cầu về chất lượng thi công. Trong thời gian sắp đến, đơn vị quản lý, khai thác cần chú trọng công tác bảo trì, phát huy hết giá trị của công trình”. 
 
Điểm đến mới của du khách
 
Đến Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh vào những ngày này, dễ dàng bắt gặp rất nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng Quốc môn. Có những du khách đi theo đoàn, cũng có đôi bạn trẻ từ tỉnh xa đi du lịch theo hình thức “phượt” tìm đến. Thậm chí, có những người không ngại đi một mình chỉ để một lần được chạm tay vào cột mốc biên giới số 30. Anh Lê Ngọc Tâm-một du khách đến từ Hà Tĩnh-cho biết: “Đoàn chúng tôi có hơn 10 người. Lần đầu tiên đến Gia Lai, chúng tôi đã đến Biển Hồ chiêm ngưỡng “đôi mắt Pleiku”, đến Công viên Đồng Xanh xem tượng nhà mồ, thưởng thức cơm lam gà nướng và một số nơi khác nữa. Khi được người quen nhắc tới Quốc môn với rất nhiều lời khen, chúng tôi quyết định vượt hơn 70 cây số từ Pleiku tới đây để vừa ngắm công trình này, vừa đến Cửa khẩu một lần cho biết. Quả thực, Quốc môn được xây dựng quá đẹp, quá hoành tráng và hiện đại, ngoài sức tưởng tượng của tôi. Ai trong đoàn cũng tỏ ra rất thích thú”.
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (thứ 4 từ phải sang) trong một lần kiểm tra tiến độ xây dựng Quốc môn. Ảnh: H.D
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (thứ 4 từ phải sang) trong một lần kiểm tra tiến độ xây dựng Quốc môn. Ảnh: H.D
 
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cũng không giấu được niềm vui trong lần khảo sát, kiểm tra tiến độ công trình: “Quốc môn là công trình đẹp, có kiến trúc đặc biệt và không giống với bất cứ Quốc môn nào. Khi Quốc môn được đưa vào khai thác, cần nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng và kết nối với các điểm du lịch tại các địa phương lân cận; đồng thời đẩy mạnh kêu gọi đầu tư cho khu vực này, phát triển các cửa hàng mua bán, dịch vụ đi kèm… nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách. Nếu làm được điều này thì sẽ thêm một nguồn lực mới để phát triển kinh tế huyện Đức Cơ nói chung, khu vực cửa khẩu nói riêng”.  
 
Huyện Đức Cơ có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch tâm linh với nhiều điểm đến hấp dẫn như: Di tích lịch sử chiến thắng Chư Ty, Di tích lịch sử chiến thắng Chư Bồ, Khu Du lịch sinh thái Suối Đôi (xã Ia Dom), rừng gỗ hương (xã Ia Kriêng), cây đa làng Ghè (xã Ia Dơk), làng dệt thổ cẩm tại xã Ia Dom... Chưa kể, Đức Cơ còn nằm ở vị trí vô cùng đắc địa là trên quốc lộ 19B của Việt Nam nối với quốc lộ 78 của Campuchia. Do đó, việc kết nối Quốc môn với các điểm trên sẽ giúp Đức Cơ có thể xây dựng và phát triển du lịch lên một tầm mới. Được biết, trong năm 2019, huyện sẽ đầu tư 200 triệu đồng thuê các đơn vị có kinh nghiệm để tư vấn phát triển du lịch. Huyện cũng tập trung phát triển tour du lịch theo chuỗi như: TP. Pleiku đi Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, thăm Quốc môn, cột mốc số 30-mua sắm tại siêu thị miễn thuế Lệ Thanh-tham quan Di tích lịch sử chiến thắng Chư Ty-cây đa làng Ghè, rừng gỗ hương rồi về lại TP. Pleiku.
 
 
Ông Phạm Văn Binh-Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Trưởng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: “Với vị trí nằm gần cột mốc 30-cửa ngõ Tổ quốc, được thiết kế với ý tưởng cách điệu “Nhà rông Tây Nguyên”, công trình Quốc môn sẽ trở thành biểu tượng, là điểm tham quan lý tưởng cho du khách và bạn bè quốc tế khi đến với vùng biên giới Đức Cơ”.
 

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG