The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Ngành ngân hàng tăng cường giải pháp phát triển thanh toán điện tử đảm bảo an ninh, an toàn
09/09/2016 - Lượt xem: 2309
Hoạt động thanh toán điện tử bên cạnh những ưu điểm như nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, các dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán thẻ cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng và cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

Thực tế, thời gian vừa qua cũng đã xảy ra một vài vụ việc, sự cố rủi ro, gian lận gây ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng và khách hàng. Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, qua thống kê, đánh giá và so sánh với các nước trên thế giới, có thể thấy rằng hệ thống thanh toán của Việt Nam hiện nay vẫn được đảm bảo an toàn; số lượng, tỷ lệ sự cố và vụ việc gian lận xảy ra không nhiều, và chỉ là hy hữu.

Hệ thống thanh toán điện tử phát triển nhanh và mạnh 

Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), đến nay hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử và thanh toán thẻ ngày càng hoàn thiện. Hệ thống văn bản từ Luật, Nghị định đến Thông tư được ban hành một cách đồng bộ; việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện, ban hành mới các văn bản pháp lý để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh toán đã cơ bản hoàn thành, tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, tạo sự đồng bộ và tăng cường an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán điện tử, thanh toán thẻ tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả; công nghệ thanh toán điện tử tiên tiến, hiện đại; công tác đảm an ninh, an toàn hệ thống thanh toán điện tử được coi trọng và tăng cường, phục vụ tốt cho việc cung ứng và ứng dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử mới, hiện đại và phục vụ thương mại điện tử phát triển.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) của NHNN tiếp tục phát huy vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, được NHNN quản lý, vận hành trôi chảy, an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán ngày càng tăng của nền kinh tế; số lượng, giá trị giao dịch thanh toán tiếp tục tăng lên.

Tính đến cuối tháng 6/2016, hệ thống có 96 Tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia thành viên, với 252 đơn vị thành viên, trong đó có 62 thành viên (với 185 đơn vị) tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

Hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống ngân hàng lõi (core banking) được các NHTM tiếp tục quan tâm, chú trọng đầu tư, cập nhật và phát triển với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, quản lý tập trung, cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, đa dạng, tiện lợi, mở rộng phạm vi cung ứng trên toàn quốc. Một số NHTM cũng đã chủ động trong việc đầu tư, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thanh toán mới, hiện đại, như xác thực vân tay, sử dụng mã QR Code, mang lại tiện lợi và an toàn hơn trong giao dịch thanh toán điện tử; hoàn chỉnh những quy trình nghiệp vụ thanh toán trong điều kiện mới.

NHNN cho biết, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ ngân hàng được cải thiện chất lượng, tập trung đầu tư phát triển, số lượng các máy chấp nhận thẻ (POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh; đến cuối tháng 7/2016, trên toàn quốc có trên 17.330 ATM và hơn 240.660 POS được lắp đặt. NHNN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM/POS trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền và thanh toán tại hầu hết ATM/POS của các ngân hàng khác, tạo ra tiện ích lớn hơn cho chủ thẻ, góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử, thanh toán thẻ trong khu vực dân cư.

Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông được phát triển rộng khắp, khá tiên tiến, kể cả khu vực nông thôn, hải đảo, phục vụ tốt cho thanh toán điện tử; đến 31/12/2015, tổng số thuê bao di động đạt mức 120 triệu; số người dùng Internet đạt mức trên 47 triệu, tạo cơ sở để mở rộng phát triển thanh toán qua Internet và di động trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2011 đến nay, các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử được phát triển mạnh và đa dạng với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, an toàn, tiện lợi; số lượng khách hàng sử dụng, số lượng và giá trị giao dịch tăng cao. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương tiện truyền thống, nhiều dịch vụ, phương tiện mới, hiện đại, tiện lợi và tiện ích dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin như: Thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, Ví điện tử,… đã hình thành và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với đó, thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, số lượng thẻ phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tăng khá nhanh; đến cuối tháng 7/2016, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 107 triệu thẻ (tăng gấp 3,48 lần so với cuối năm 2010). Các NHTM đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm, phí giao thông, thanh toán trực tuyến; đồng thời, các NHTM cũng quan tâm hơn đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ, chú trọng tăng độ an toàn của thẻ ngân hàng.

Được biết, để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tăng thêm độ an toàn và tiện ích sử dụng thẻ, NHNN đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam, dự kiến đến cuối năm 2020, sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa tại Việt Nam.

Các dịch vụ thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán qua Internet và điện thoại di động, đã tăng mạnh, thu hút số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn cũng như số lượng và giá trị giao dịch tăng cao. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2016, số lượng giao dịch qua internet đạt gần 58 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 3,3 triệu tỷ đồng; số lượng giao dịch qua điện thoại di động đạt trên 43 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 123 nghìn tỷ đồng.

Đối với dịch vụ ATM, NHNN đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp khá quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động, rà soát, bổ sung các quy trình, quy định cần thiết trong lắp đặt, sử dụng ATM, sắp xếp lại mạng lưới ATM.

Giải pháp để phát triển thanh toán điện tử đảm bảo an ninh, an toàn 

Với sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử và thanh toán thẻ, nhằm đảm bảo đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia cũng như các hệ thống, phương tiện, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, từ năm 2011, NHNN đã từng bước thực hiện chức năng giám sát đối với các hệ thống thanh toán của Việt Nam, tổ chức thực hiện giám sát trực tuyến liên tục hàng ngày đối với Hệ thống IBPS, theo định hướng phù hợp với yêu cầu giám sát của Ngân hàng Trung ương theo thông lệ quốc tế.

Bên cạnh việc giám sát Hệ thống IBPS, NHNN cũng tập trung đẩy mạnh việc giám sát các phương tiện và hệ thống thanh toán bán lẻ trong nền kinh tế như giám sát, theo dõi tình hình dịch vụ thanh toán thẻ, mạng lưới ATM/POS của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức không phải là ngân hàng đảm bảo cho hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả.

Có thể thấy, hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, hệ thống hoạt động ổn định, an toàn. Tuy nhiên, khi các công nghệ thanh toán ngày càng phát triển thì những rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán cũng có thể phát sinh theo. Thời gian vừa qua, mặc dù các ngân hàng thương mại ở Việt Nam luôn đề cao việc phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro xảy ra ở mức thấp nhất, nhưng vẫn còn xảy ra một vài vụ việc, sự cố gian lận gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Tuy vậy, số lượng, tỷ lệ sự cố và vụ việc gian lận xảy ra với xác xuất nhỏ và chỉ là hy hữu; về cơ bản, quyền lợi của khách hàng và ngân hàng vẫn được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo phát triển thanh toán điện tử đảm bảo an ninh, an toàn NHNN cho biết sẽ triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp.

Thứ nhất, hoàn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới, đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động ổn định của các hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Thứ hai, mở rộng, nâng cấp, cấu trúc lại Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) do NHNN quản lý và vận hành, với mục tiêu tiến tới Việt Nam có hệ thống thanh toán an toàn, tiên tiến trong khu vực, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để sẵn sàng hội nhập, đảm bảo được vai trò quản lý nhà nước của NHNN, hiệu quả, tiết kiệm về mặt chi phí.

Thứ ba, xây dựng Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ (ACH) tại Việt Nam, nhằm: xây dựng hạ tầng thanh toán bù trừ liên ngân hàng bán lẻ, hoạt động liên tục; đảm bảo an ninh, an toàn; nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán bán lẻ; cho phép NHNN thực hiện giám sát tập trung các hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam.

Thứ tư, các NHTM xây dựng hệ thống thanh toán nội bộ hiện đại nhằm tự động hóa quy trình giao dịch; nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an ninh, an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán; hoàn chỉnh quy trình thanh toán trong điều kiện mới; rà soát lại toàn bộ thủ tục, hồ sơ mở và sử dụng tài khoản thanh toán (bao gồm cả việc mở và sử dụng tài khoản theo phương thức truyền thống và phương thức điện tử).

Thứ năm, nghiên cứu, áp dụng các loại tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế.

Thứ sáu, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật, tăng cường các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. Tổ chức triển khai Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2020 bảo đảm tính tuân thủ các quy định và duy trì kỷ luật thanh toán, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả.

Cuối cùng, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, hướng dẫn về thanh toán điện tử, giáo dục tài chính, tạo sự chuyển biến căn bản của người dân về thanh toán điện tử, thanh toán thẻ và thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay./.

Minh Phương

(Theo ĐCSVN)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG