The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hiệu quả từ chương trình giảm nghèo bền vững
19/01/2016 - Lượt xem: 2038
5 năm qua, với nhiều cách làm hiệu quả, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh ta đã được triển khai đồng bộ và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Trên 30.000 hộ đã thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,67% vào cuối năm 2015.

Mô hình giảm nghèo hiệu quả

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, 5 năm qua (2011-2015), tỉnh Gia Lai đã được Đảng, Nhà nước hỗ trợ trên 1.700 tỷ đồng để thực hiện các chương trình, dự án gắn với công tác giảm nghèo. Từ nguồn kinh phí này, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án nhằm tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Nuôi bò sinh sản giúp các hộ thoát nghèo. Ảnh: Anh Tuấn
Nuôi bò sinh sản giúp các hộ thoát nghèo. Ảnh: Anh Tuấn

Huyện Kông Chro là một trong những địa phương thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ đạt hiệu quả. Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh nhưng sau 5 năm với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 toàn huyện Kông Chro giảm còn 24,27%, với 2.535 hộ thoát nghèo, giảm 31,12% so với đầu năm 2011.

Trao đổi với P.V, ông Văn Phú Thọ-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Kông Chro cho biết: “Để đạt được kết quả trên, từ năm 2013, nhờ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện đã triển khai 2 mô hình giảm nghèo bền vững (do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh làm chủ đầu tư) được triển khai nhân rộng trên địa bàn và đạt hiệu quả tích cực. Đó là mô hình nuôi heo sọc dưa triển khai tại 2 xã Đak Pơ Pho và Chơ Long cho 36 hộ nghèo với kinh phí 216 triệu đồng (năm 2013) và mô hình nuôi bò sinh sản tại các xã Yang Nam và Ya Ma cho 20 hộ nghèo với kinh phí 238 triệu đồng (năm 2015). Thông qua các mô hình này, nhiều hộ hưởng lợi được tiếp cận trực tiếp với nguồn lực hỗ trợ, học hỏi và áp dụng phương pháp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo nhanh và bền vững”.

Qua việc thực hiện mô hình nhân rộng giảm nghèo trên địa bàn xã Đak Pơ Pho, người dân đã nhận thức được rằng để thoát nghèo thì điều quan trọng là mỗi hộ nghèo không nên ỷ lại vào Nhà nước. Ông Đinh Thủ (làng Đrao) là một trong những hộ tiêu biểu vươn lên thoát nghèo nói: “Nhà nước đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ các chương trình, dự án để giúp bà con mình làm ăn, thì tự mình phải có quyết tâm chịu khó làm thì mới mang lại hiệu quả và nhanh thoát nghèo được”.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2-2,5%

Ngoài mô hình giảm nghèo nêu trên, các chính sách, dự án hỗ trợ cho người nghèo, như chính sách hỗ trợ người nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi, trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã thực hiện cho 79.707 lượt hộ, với tổng số tiền 1.339 tỷ đồng. Hầu hết số hộ vay vốn ưu đãi đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, cách làm ăn; nhiều hộ nhờ vốn vay đã sản xuất, kinh doanh hiệu quả, vươn lên làm ăn khá giả. Bên cạnh đó, các chương trình chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thông qua các mô hình trình diễn, như: trồng cây ca cao,  cây mắc ca, sản xuất cà phê, hồ tiêu chất lượng cao… Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn Chương trình 135 giai đoạn II; hỗ trợ khám-chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ người nghèo về nhà ở; trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo…  đã góp phần tích cực giúp cho các hộ nghèo có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo. Hầu hết các hộ nghèo đã được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như: vay vốn tín dụng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, nhà ở, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến lâm, một bộ phận hộ nghèo tổ chức sản xuất có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó đã góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2-2,5%; đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,68%. Để làm được điều này, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Kpă Thuyên thì: Các dự án phải được triển khai theo hướng tập trung, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và đối tượng cụ thể; ưu tiên hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhằm giúp hộ nghèo tiếp cận các chính sách hiện có, nhất là đối với chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, trợ cấp đời sống và nhà ở. Xây dựng các chương trình lồng ghép giữa giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, Chương trình 135 giai đoạn II, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chương trình giảm nghèo cho các huyện nghèo… nhằm góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG