The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Chú trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách cho kinh tế tập thể cất cánh.
08/06/2019 - Lượt xem: 1906
Luôn xác định kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng, là nhân tố quan trọng góp phần ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, sau khi Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã từng bước sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tập thể cất cánh.

Trước hết là cụ thể hóa những cơ chế, chính sách của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể. Việc cụ thể chủ trương của cấp trên giúp tỉnh kịp thời phân bổ kinh phí, tính từ năm 2007 đến 2018, đã bố trí kinh phí hơn 03 tỷ đồng cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã; tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý và ban kiểm soát hợp tác xã về kiến thức liên quan trực tiếp đến hợp tác xã cũng như các kiến thức bổ trợ cho hoạt động quản lý, điều hành hợp tác xã…. Bên cạnh đó là thay đổi trong chính sách quản lý đất đai của tỉnh đã giúp người dân yên tâm trong sản xuất kinh doanh. Đã có 21 hợp tác xã được giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng diện tích là 116.681,9 m2, sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở làm việc, đất nông nghiệp, đất ở, cửa hàng trưng bày và đất thương mại, dịch vụ tại một số địa phương (thành phố Pleiku, thị xã An Khê, Ayun Pa, huyện Ia Grai, Phú Thiện, Đức Cơ, Chư Prông, Mang Yang, Chư Sê, Kbang, Ia Pa). 

Cùng với đó, động lực để các Hợp tác xã nhân rộng mô hình là chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển cho hợp tác xã. Điển hình là chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các chi nhánh trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai cho các hợp tác xã vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến cuối năm 2018, dư nợ cho vay là 6.227 triệu đồng, tăng 69,4% so với cuối năm 2002. Hầu hết các khoản vay của các hợp tác xã tại các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh đều được thế chấp bằng tài sản; Hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân được củng cố và phát triển về quy mô. Đến cuối năm 2018, tổng nguồn vốn hoạt động của 06 quỹ tín dụng nhân dân là 313.224 triệu đồng, tăng gấp 25,1 lần so với cuối năm 2002; vốn điều lệ 16.048 triệu đồng, gấp 12,7 lần so với cuối năm 2002, vốn huy động 166.941 triệu đồng, gấp 27,6 lần so cuối năm 2002, tổng dư nợ 289.371 triệu đồng, gấp 24,9 lần so cuối năm 2002; nợ xấu 3.299 triệu đồng, chiếm 1,14% trên tổng dư nợ; Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác  xã Thời gian qua, có 27 hợp tác xã vay vốn từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của địa phương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để đầu tư máy móc, nhà xưởng, chăn nuôi, với tổng số tiền là 3.240 triệu đồng. Hiện Ủy ban nhân dân tỉnh đang giao Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh. Nhìn chung, các hợp tác xã tiếp cận được vốn vay ngân hàng đều có hoạt động sản xuất, kinh doanh tương đối ổn định và hiệu quả (hiện không có nợ xấu). Các quỹ tín dụng nhân dân đều kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, nhân viên tại quỹ. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, tuy không lớn, nhưng đã trực tiếp huy động vốn nhàn rỗi của nhân dân và cho các hộ nông dân là thành viên của quỹ vay để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, hạn chế “tín dụng đen” trên địa bàn và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang làm Trưởng đoàn trao đổi kinh nghiệm về hợp tác xã tại tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Đông

Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ các Hợp tác xã xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Đến nay đã thành lập được 07 hợp tác xã làng nghề tại các huyện: Chư Prông, Đak Đoa, Mang Yang, Đức Cơ, Kông Chro và thành phố Pleiku, với kinh phí đầu tư là 12.355 triệu đồng; tổ chức 54 lớp đào tạo nghề cho 2.489 học viên với kinh phí là 1.016 triệu đồng Hỗ trợ thành lập mới 01 hợp tác xã cơ khí, với kinh phí 05 triệu đồng; Hỗ trợ đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 250 lao động, với tổng kinh phí 364 triệu đồng... Đi kèm với các chính sách hỗ trợ vốn, xúc tiến thương mại, tỉnh còn có chính sách hỗ trợ  tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn; giao các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hợp tác xã quản lý, khai thác, phục vụ cho thành viên và nông dân, như: Thị xã An Khê đã giao Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp An Phú quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn phường An Phú, thị xã An Khê; huyện Kbang hợp đồng đặt hàng cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ tu sửa và điều tiết nước từ kênh mương nội đồng đến ruộng cho người sản xuất; giao cho hợp tác xã kinh doanh khai thác, quản lý chợ, liên kết với các hợp tác xã khác thu mua hàng nông sản sạch, có nguồn gốc để phân phối lại cho tiểu thương trong chợ, cung cấp những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các sở, ngành, địa phương cũng luôn sát cánh cùng các hợp tác xã thực hiện thi công các công trình dân sinh công cộng ở địa bàn, như: Kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, các tiểu dự án cơ sở hạ tầng đầu tư hỗ trợ cho hợp tác xã thuộc dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh… Ngoài ra, còn triển khai nhiều đề tài, dự án hỗ trợ cho các hợp tác xã, như: Thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn... Ngoài ra còn rất nhiều những chính sách hỗ trợ khác của tỉnh kèm theo như: Chính sách ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ... Nhằm kích thích mở rộng cả quy mô lẫn số lượng, chất lượng các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Những thay đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho kinh tế tập thể của tỉnh đã bước đầu đem lại nhiều kết quả khả quan. Góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Từng bước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Nguyễn Hoàng

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG