The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai - thủ phủ cao su của Tây Nguyên
04/03/2014 - Lượt xem: 4856
Nếu như Đắk Lắk được xem là thủ phủ cà phê của cả nước thì có thể nói khiêm tốn rằng Gia Lai là thủ phủ cao su của Tây Nguyên.

Ảnh minh họa (internet)

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, tính đến cuối năm 2012 trên địa bàn Tỉnh có 102.993 ha cao su, trong đó có 56.950 ha đã cho thu hoạch; sản lượng mủ tươi đạt 288.856 tấn, chiếm 33,45% sản lượng mủ cao su của cả nước, gấp hơn 3,8 lần sản lượng mủ của 4 tỉnh còn lại của khu vực Tây Nguyên cộng lại. Với sản lượng hiện có và với tốc độ phát triển diện tích cao su trong những năm gần đây, có thể khẳng định: Gia Lai là thủ phủ cao su của các tỉnh Tây Nguyên.

Là địa phương có đơn vị quân đội làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng đứng chân - Binh đoàn 15 - với nhiệm vụ chủ yếu là trồng và chế biến sản phẩm mủ cao su; bên cạnh đó trên địa bàn còn có một số công ty cao su của Tập đoàn Cao su Việt Nam nên từ vài chục năm trở lại đây Gia Lai đã có điều kiện để phát triển nhanh loại cây đa mục tiêu này (cho mủ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, lấy gỗ). Tuy nhiên, phải đến khi Chính phủ có chủ trương cho các tỉnh Tây Nguyên chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su (tháng 7 năm 2006) thì diện tích cao su trên địa bàn Gia Lai mới có bước phát triển vượt bậc. Trước khi có chủ trương của Chính phủ, năm 2005 tổng diện tích cao su của Gia Lai chỉ mới có 58.301ha thì đến cuối năm 2012 con số này là 102.993 ha, tăng 44.692 ha, bình quân mỗi năm tăng gần 6.400ha - một tốc độ gia tăng diện tích ngoài sức tưởng tượng.

Trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên thì chỉ có Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum phát triển mạnh diện tích cây cao su, trong đó Gia Lai có tốc độ phát triển nhanh nhất. Đắk Nông phát triển một ít còn Lâm Đồng thì gần như không đáng kể. Nếu như năm 2009 sản lượng mủ tươi của cả Tây Nguyên là 279.230 tấn thì Gia Lai có 225.600 tấn, chiếm 80,77% và nhiều hơn sản lượng của 4 tỉnh cộng lại gần 172 ngàn tấn thì đến năm 2010 sản lượng mủ tươi của Gia Lai chiếm 79,3% và nhiều hơn của 4 tỉnh cộng lại hơn 175.400 tấn. Năm 2011 cả Tây Nguyên đạt 329.390 tấn thì riêng Gia Lai đạt 260.776 tấn, gấp 3,8 lần sản lượng của 4 tỉnh cộng lại và nhiều hơn 192.162 tấn. Đến năm 2012 tuy tỷ trọng có tiếp tục giảm nhưng con số tuyệt đối vẫn giữ được đà tăng. Trong năm này sản lượng mủ tươi của Gia Lai đạt 288.856 tấn, nhiều hơn 210.854 tấn của 4 tỉnh cộng lại.

Dự án có tổng diện tích đất lên tới 7.600 ha, trong đó, diện tích đất trồng cao su là 6.157 ha.

Theo ban Chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2008 đến cuối năm 2012, các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đã trồng mới trên 72.280 ha cao su, đưa tổng diện tích cao su toàn vùng tăng lên trên 242.810 ha; trong đó, tỉnh Gia Lai là địa phương có diện tích cao su nhiều nhất với 102.993 ha, kế đến là tỉnh Kon Tum có 67.598 ha. Diện tích cao su còn lại là của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Với tốc độ phát triển nhanh diện tích cao su trong những năm qua, sau khi những diện tích này cho sản phẩm thì chắc chắn sản lượng mủ cao su của Gia Lai sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng khá. Đồng thời với số liệu và kết quả nêu trên, Gia Lai hoàn toàn xứng đáng với danh xưng “thủ phủ cao su của Tây Nguyên”./.

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG