The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
02/05/2020 - Lượt xem: 2732
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 369/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 5 năm 2016 về Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020.

Đã chuyển đổi 1.351,2 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác như: Ngô, rau, đậu, hoa các loại… Hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn được quan tâm, nhiều chương trình, dự án trong nông nghiệp về công tác giống được triển khai thực hiện. Công tác thu hút đầu tư vào nông nghiệp được chú trọng, một số dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực, như: Dự án nhà máy chế biến rau quả của Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao (công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm); dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khí sinh học - Bioga được triển khai rộng rãi ở tất cả các huyện, đã góp phần tăng quy mô đàn và tỷ lệ bò lai của tỉnh qua từng năm; dự án heo rừng lai đã tạo được 1.000 con heo giống; dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất hoa thương phẩm tại vùng ven Pleiku và phụ cận; dự án ứng dụng chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng nha đuôi đỏ; dự án giống lúa, mía, cà phê năng suất chất lượng cao… là những dự án có tính công nghệ cao, bước đầu đưa được công nghệ tiến tiến (đặc biệt là công nghệ nuôi cấy mô) vào sản xuất, tạo ra được các loại cây giống chất lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người dân. Dự án phát triển bò thịt, bò sữa theo công nghệ Israel của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã triển khai thực hiện với quy mô đàn bò hiện tại đạt trên 12.600 con với đồng cỏ thâm canh được tưới tiết kiệm nước theo công nghệ Israel đã cho năng suất, hiệu quả cao, công nghệ này đang được ngành nông nghiệp hướng dẫn nhân rộng để phục vụ cho các loại cây trồng khác.

Trên địa bàn tỉnh, đã bước đầu hình thành được 10 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 3.828 ha; có 02 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hương Đất An Phú được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô sản xuất khoảng 05 ha, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới phun bán tự động, nhà lồng… để gieo trồng và sản xuất các loại rau đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện liên kết với một số hợp tác xã và tổ hợp tác để sản xuất rau. Sản phẩm của Công ty được chứng nhận an toàn theo VietGAP và được tiêu thụ tại các siêu thị như Co.op Mart, Vinmart và một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh. Công ty cổ phần chè Bàu Cạn được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất chè, cà phê, bơ an toàn thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 165 cánh đồng lớn, với diện tích 8.840,93 ha, có 3.607 hộ dân và 08 doanh nghiệp tham gia. Công ty cổ phần xuất khẩu Đồng Giao liên kết sản xuất với 07 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn 02 huyện Đak Đoa và Ia Grai với tổng diện tích 1.373 ha, đạt 13,7% diện tích vùng nguyên liệu; hỗ trợ giống cây trồng cho nông dân với giá trị 12 tỷ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh thăm làng nông thôn mới tại huyện Kbang. Ảnh: Nguyễn Đông

Tỉnh đã định hình được các loại cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, từng địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động công nghiệp chế biến, tập trung vào các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, sắn, mía, chè, hạt điều, cao su…; tỷ lệ chế biến một số sản phẩm từ nguyên liệu như: Đường tinh chế từ mía đạt 100%; chế biến tinh bột sắn từ nguồn sắn nguyên liệu đạt trên 35% (khối lượng còn lại được phơi khô xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc và một số sản phẩm khác); chế biến chè đạt 100%; chế biến hạt điều đạt 100%; cà phê khoảng 5% sản lượng được chế biến sâu bởi 36 doanh nghiệp; hồ tiêu sơ chế công suất trên 7.000 tấn/năm.

Tỉnh đã thực hiện các chính sách đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và ban hành Quyết định số 26/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 6 năm 2016 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được tỉnh tập trung triển khai quyết liệt, đã ban hành đồng bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020. Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020. Trong 3 năm 2017 - 2019, đã huy động 12.737.497 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn đầu tư cho nông thôn mới. Thành phố Pleiku đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Toàn tỉnh có 71 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Thời gian đến, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2020. Thực hiện mạnh mẽ việc cơ cấu lại tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với quy mô lớn hơn phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, kết nối chặt chẽ hơn với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu; coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao mức đảm bảo cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư vào nông nghiệp, tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác; tiếp tục nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; rà soát tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập; tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hiện đại, và tập trung xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.

Bảo Hân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG