The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Chư Sê nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ để thu hút hội viên
30/11/2017 - Lượt xem: 1917
“Thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ huyện Chư Sê đã triển khai thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, với nhiều mô hình, câu lạc bộ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị em nhằm tập hợp, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt hội”- chị Đinh Thị Tuyết Dung-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê cho biết.

Hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ của Hội LHPN huyện Chư Sê ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Đến nay trên địa bàn huyện hiện có 33 loại mô hình, câu lạc bộ với 4.524 thành viên tham gia, đang hoạt động tại các xã, thị trấn, tập trung vào các nhóm liên quan đến một số lĩnh vực cụ thể. Nhóm lĩnh vực giúp nhau phát triển kinh tế gồm có mô hình “3 trong 1”, “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”; “Cải tạo vườn tạp”... Nhóm lĩnh vực xây dựng gia đình hạnh phúc gồm có câu lạc bộ: “Nuôi dạy con tốt”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Không sinh con thứ 3 trở lên”, “gia đình không khói thuốc”... Nhóm lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật và ANTT gồm câu lạc bộ: “Phòng, chống tội phạm”; “Phụ nữ với pháp luật”; “ phòng chống bạo lực gia đình”… Nhóm lĩnh vực xây dựng tổ chức hội vững mạnh gồm có mô hình: “Làng phụ nữ kiểu mẫu”; Nhóm lĩnh vực bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới gồm mô hình: “Thực phẩm sạch, tiêu dùng sạch”; “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Hàng rào xanh”, “Con đường hoa”, “phụ nữ với công tác xây dựng nông thôn mới”… 

Các mô hình phát triển kinh tế đã giúp nhiều chị em thoát nghèo. Ảnh: Mai Ka
Các mô hình phát triển kinh tế đã giúp nhiều chị em thoát nghèo. Ảnh: Mai Ka

Các mô hình, câu lạc bộ của hội được thành lập đều dựa trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, vào từng đối tượng, sở thích nên nhận thức của hội viên phụ nữ đã có sự chuyển biến rõ nét. Nhiều chị em tự nguyện tham gia, tự nguyện hành động vào mô hình,câu lạc bộ. Với câu lạc bộ“5 không 3 sạch” đã giúp chị em thay đổi nếp nghĩ cách làm. Nếu trước đây vườn của một số chị em người dân tộc thiểu số còn bỏ không, hay đường làng ngõ xóm chưa được sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm còn thả rông, chưa biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi… thì từ khi tham gia vào câu lạc bộ, chị em đã biết cách tân dụng vườn để trồng rau, trồng cây có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế gia đình, biết cách làm chuồng nuôi heo, dọn nhà cửa, đường làng, ngõ xóm đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp. “Mới đầu tham gia mô hình này mình và nhiều chị em còn bỡ ngỡ và chưa hiểu rõ lắm. Nhưng sau khi thấy một số chị em làm tốt. Vườn nhà sạch sẽ lại có thể có thêm thu nhập, mình thấy phấn khởi và làm theo”- chị RơLan Miên (làng Glan, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) vui vẻ cho hay. Ngoài ra, các mô hình, câu lạc bộ “nuôi dạy con tốt”, “xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phòng chống bạo lực gia đình”, “địa chỉ tin cậy” đã giúp cho hội viên biết cách nuôi dạy con tốt, vận động con em đủ tuổi với kết hôn, giúp cho các cặp vợ chồng thường xuyên bị bạo lực thoát khỏi bạo lực gia đình ... Chính vì thế, sau khi thành lập các mô hình, câu lạc bộ đã được sự nhiệt tình ủng hộ của hội viên.

Trong những năm qua, cơ sở Hội đã triển khai thực hiện xây dựng được 6 loại mô hình giúp nhau phát triển kinh tế có tổng số 178 thành viên tham gia, với tổng số tiền trên 135 triệu đồng, giúp cho 165 hội viên nghèo phát triển kinh tế. Chị Đinh Thị Sang (thôn 4- xã Ia Hlốp) chia sẻ: “Sau khi được tham gia vào mô hình “Đàn dê thoát nghèo” của hội, gia đình tôi đã thoát nghèo. 10 miệng ăn của gia đình cũng không còn lo đói nữa. Giờ ráng chăm chỉ làm ăn là sẽ có của ăn của để”. Các mô hình,câu lạc bộ phụ nữ phát triển kinh tế đã được triển khai xuống cơ sở, mang lại hiệu quả kinh tế cao; mô hình “3 trong 1” đã  giúp 3 phụ nữ nghèo làm chủ hộ phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững; 3 phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình , 5 phụ nữ có con bỏ học tiếp tục đi học trở lại trường học.. Hiện, hội đã giúp được 2.244 hộ gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo. Làm tốt công tác này điển hình như xã Dun, Bờ Ngoong, Ia Hlốp, Ia Pal. Chủ tịch hội LHPN xã Ia Hlốp Võ Thị Toan khẳng định: “Nhiều mô hình của hội đã và đang được nhân rộng. Hàng năm, chúng tôi đều vận động chị em tham gia vào các mô hình cụ thể để giúp đỡ những phụ nữ nghèo và nâng cao nhận thức trong công tác hội”. 

Nhiều mô hình của hội đã và đang được nhân rộng. Ảnh: Mai Ka
Nhiều mô hình của hội đã và đang được nhân rộng. Ảnh: Mai Ka

Thông qua các mô hình, câu lạc bộ đã mang lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho hội viên phụ nữ. Từ đó, chị em tự giác tham gia đầy đủ và tích cực vào các hoạt động của hội; đồng thời câu lạc bộ cũng là sân chơi bổ ích để chị em trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các kiến thức về gia đình, xây dựng gia đình đạt chuẩn mực gắn với phong trào thi đua của hội.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG