The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2014 vừa được công bố
16/04/2015 - Lượt xem: 2190
Theo Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2014 vừa được công bố, Đà Nẵng tiếp tục duy trì thứ hạng ở vị trí đầu bảng với số điểm 66,87. Xếp liền sau đó là hai gương mặt quen thuộc Đồng Tháp và Lào Cai.
Ảnh VGP/Huy Thắng
Vẫn là những "gương mặt thân quen"

Đây là một trong những kết quả tại Lễ công bố Báo cáo Chỉ số PCI 2014 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức ngày 16/4 tại Hà Nội.

Ngoài quán quân Đà Nẵng, các tỉnh còn lại trong "Top 5" lần lượt là Đồng Tháp, Lào Cai, TPHCM và Quảng Ninh. Xếp sau nhóm dẫn đầu này là Vĩnh Phúc, Long An, Thái Nguyên, Kiên Giang, Bắc Ninh.

Thực tế, Đà Nẵng là gương mặt quen thuộc ở top đầu trong nhiều năm và đã từng có 3 năm liền dẫn đầu cả nước về PCI.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu PCI, Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành công vị trí quán quân là nhờ việc thực hiện hiệu quả chương trình “Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”. Cụ thể, chính quyền thành phố này đã có nhiều hoạt động thiết thực, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho tiếp cận hỗ trợ tài chính tín dụng, chủ động tích cực tổ chức gặp gỡ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Hai vị trí tiếp theo cũng là sự góp mặt của những "người quen": Đồng Tháp (65,28 điểm) và Lào Cai (64,67 điểm). Đây là các tỉnh thường xuyên nằm trong nhóm đầu của bảng xếp hạng với nhiều nỗ lực trong đồng hành của doanh nghiệp.

Đáng chú ý, Lào Cai năm nay đã trở lại ấn tượng, cải thiện 14 bậc, lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng PCI 2014. Bên cạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan đến tạo lập môi trường đầu tư, thuận lợi cho các doanh nghiệp, địa phương này cũng duy trì các buổi gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực như thuế, hải quan, ngân hàng, tài nguyên và môi trường.

Đây cũng là tỉnh có sáng kiến khi xây dựng Bộ Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố (DCI) và coi chỉ số này là kênh quan trọng để tiếp thu những ý kiến phản hồi của doanh nghiệp, về chất lượng điều hành.

Vùng đất mỏ Quảng Ninh cũng ghi dấu ấn với việc năm thứ 2 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về chất lượng điều hành. Việc thành lập Trung tâm Hành chính công hoạt động theo nguyên tắc thẩm định và phê duyệt tại chỗ không chỉ góp phần vào tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, mà còn phát huy tác dụng quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Đây cũng là tỉnh tạo được dấu ấn với mô hình cơ quan chuyên trách về xúc tiến hỗ trợ đầu tư (Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư) trực thuộc UBND tỉnh. Cơ chế này giúp việc điều hành hiệu quả khi chủ động tiếp cận và phối hợp các nhà đầu tư trong suốt quá trình khảo sát, triển khai dự án.

TPHCM lần đầu vào top 5

Là đầu tàu kinh tế số một của cả nước, TPHCM lần đầu tiên sau 10 năm công bố PCI lọt vào top 5, ghi nhận những nỗ lực trong việc cải thiện xử lý thủ tục hành chính. Trong khi đó, một trung tâm kinh tế khác là Thủ đô Hà Nội chỉ xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố (ở mức khá).

Tiếp giáp Hà Nội, Bắc Ninh đã trở lại nhóm 10 tỉnh có chất lượng điều hành tốt nhất vào năm nay, với những dấu ấn rõ ràng của việc thực hiện Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong việc hỗ trợ và giải quyết kiến nghị của tổ chức kinh tế trên địa bàn mà tỉnh đã ban hành đầu năm 2013.

Cũng trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu, Thái Nguyên là tỉnh lần đầu tiên được góp mặt với dấu ấn thu hút vốn FDI gắn liền với việc tận dụng tốt cơ hội của địa phương. Ở đây, lãnh đạo tỉnh đã đề ra và chỉ đạo thực hiện tốt nguyên tắc phát triển “Ba thân thiện” của địa phương: Thân thiện môi trường – Thân thiện doanh nghiệp – Thân thiện người dân.

Ở cuối bảng xếp hạng, nhóm điểm thấp nhất gồm có Cà Mau và nhóm một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc là Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu và Điện Biên.

Báo cáo PCI 2014 công bố kết quả điều tra cảm nhận của gần 10.000 doanh nghiệp dân doanh và 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về chất lượng điều hành môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.

Theo thống kê của VCCI đã có hơn 40 tỉnh, thành phố sử dụng kết quả PCI để ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình hành động (của Tỉnh uỷ, UBND) nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế.

Đây là năm thứ 10 chỉ số PCI được công bố, những người triển khai khảo sát PCI đã luôn hướng đến một mục tiêu xuyên suốt là phản ánh chân thực ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về môi trường kinh doanh ở các địa phương.

Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng coi PCI là một kênh quan trọng để đánh giá chất lượng điều hành chính quyền cấp địa phương.

(Theo Chính phủ)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG