The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Việt Nam sẵn sàng nhận chuyển giao kỹ thuật ghép đầu người vào năm 2017
13/01/2016 - Lượt xem: 1858
Ngày 12/1, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) tổ chức buổi sinh hoạt cộng đồng về hiến, ghép tạng.

Tại buổi sinh hoạt khoa học điều phối ghép tạng do  Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế). Ảnh: VAGS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) cho biết, dự kiến tới năm 2017, thế giới sẽ tiến hành ca ghép đầu người đầu tiên. Sau ca ghép của thế giới, Việt Nam sẽ sẵn sàng mời các chuyên gia chuyển giao kỹ thuật này.

Thông tin thêm về kỹ thuật ghép đầu người đang chuẩn bị trên thế giới, GS Trịnh Hồng Sơn cho biết, hiện ê kíp dự kiến sẽ thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới đã được chuẩn bị và đào tạo kỹ gồm 150 người, thời gian ca phẫu thuật dự kiến trong 2 ngày.

Hiện tại, kỹ thuật ghép đầu đã được thực hiện thử nghiệm trên khoảng 1.000 con chuột, sau khi được cấy ghép đầu những con chuột này có thể thở, nhìn thấy và uống nước nhưng chỉ sống được vài phút. Quy trình ghép đầu người: đầu làm lạnh, cắt đầu người cho bằng lưỡi dao kim cương, bảo vệ đầu bằng cách bơm ôxy liên tục lên não qua ống silicon, cắt đầu người nhận trên thân não để tim vẫn đập nuôi cơ thể. Khi bắt đầu ghép, bác sĩ sẽ nối dây thần kinh tủy sống bằng PEG, kết nối cột sống, nối mạch máu, cơ, da. Bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc sau ghép cẩn thận.

Riêng tại Việt Nam, GS Sơn khẳng định, sau khi thế giới thành công, nếu có người sẵn sàng và phù hợp cho đầu, hoàn toàn có thể tiến hành ca ghép đầu.

“Chúng tôi đang chuẩn bị về người cho, người nhận và nhân lực kỹ thuật, còn về kỹ thuật ghép đầu, có thể hoàn toàn nhờ cậy nước ngoài. Chỉ cần có người ghép đầu, bệnh viện sẽ mời ê-kíp hoàn chỉnh từ nước ngoài để thực hiện. Về mặt khoa học, chúng tôi có thể kết nối với nền y học của Italy hoặc Mỹ” – GS Sơn chia sẻ thêm.

Đối tượng đủ điều kiện để thực hiện việc ghép bộ phận đặc biệt là những bệnh nhân có bộ não nguyên vẹn nhưng cơ thể bị tổn thương: chấn thương tủy, ung thư, teo cơ, hội chứng di truyền hiếm gặp, người chết não.

Cũng theo GS Sơn cho biết, hiện hầu hết các kỹ thuật ghép tạng khó của thế giới và cả Việt Nam đều đã thực hiện, tuy nhiên khó khăn lớn nhất của công nghệ này vẫn là khan hiếm nguồn tạng hiến.

Theo số liệu từ Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, tính đến ngày 31/12/2015, đã có 2.348 người đăng ký hiến tạng tại Trung tâm. Số người đăng ký hiến tạng trên cả nước là 3.542 người, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ 57,9% với 1.359 người hiến tạng; số còn lại là nữ giới.

Cũng tính đến ngày 30/9/2015, Việt Nam đã thực hiện được 1.116 ca ghép thận, 48 ca ghép gan, 13 ca ghép tim, 1 ca ghép thận- tủy và 1 ca ghép tim- phổi./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG